Những ngày sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, đến vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) – nơi được mệnh danh là một trong những ‘thủ phủ tôm hùm’ của cả nước, chúng tôi chứng kiến không khí lao động nhộn nhịp.
Hàng chục ngư dân hối hả chèo thúng chai, đi xuồng máy ngược xuôi trên vịnh biển mênh mang nắng gió để chăm sóc tôm. Nhiều ngư dân khác thì tất bật chuyển tải những giỏ tôm vừa thu hoạch được từ lồng bè đưa vào bờ bán cho thương lái.
Trên con đường lộ uốn lượn quanh co qua địa phận xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu với một bên là đồi núi, một bên là vịnh biển, những chiếc xe tải chuyên dụng đông lạnh đang đậu bên lề đường để nhân công bốc xếp tôm hùm xanh, ốc hương, cá mú… Hàng ngàn con tôm hùm xanh vừa đưa lên bờ đang được hàng chục người dân và thương lái cân, kiểm, xếp vào những khay nhựa lớn trước khi đưa lên xe.

Người dân xã Xuân Phương, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) kiểm tra chất lượng tôm hùm xanh trước khi đem bán cho thương lái.
Đã có nhiều năm thả nuôi tôm, cá trong lồng bè ở vịnh Xuân Đài, ông Lê Văn Thịnh, một người dân ở thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương chia sẻ nếu như tôm hùm bông có thời gian sinh trưởng kéo dài 14 -16 tháng thì tôm hùm xanh chỉ 8-9 tháng. “Nhưng lúc này giá cả thị trường đang biến động khiến cho nhiều người thấp thỏm lo âu. Năm ngoái, giá bán mỗi cân tôm hùm xanh lên đến 1,1 – 1,2 triệu đồng nhưng đầu năm nay mức giá tụt xuống dưới 1 triệu đồng, nhưng điều may mắn là nhiều người nuôi tôm vẫn còn có tiền lãi”, ông Thịnh cho biết thêm.
Tại một điểm mua bán hải sản bên đường lộ ở thôn Phú Mỹ, xã Xuân Phương trong buổi sáng giữa tháng hai, chúng tôi chứng kiến 4-5 ngư dân sử dụng xuồng máy chuyển tải hàng chục ngàn con tôm hùm xanh vào bờ để bán cho thương lái từ tỉnh Khánh Hòa ra mua.
Theo nhiều ngư dân, từ giữa năm 2023, khi Trung Quốc sửa đổi Luật bảo vệ động vật hoang dã, nghiêm cấm đánh bắt, mua bán động vật trong danh sách nguy cấp đã ban hành 2021, trong đó có tôm hùm bông tự nhiên, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chỉ đạo hệ thống hải quan các cửa khẩu kiểm soát chặt chẽ tôm hùm bông nhập khẩu. Cũng từ đó, giá mỗi cân tôm hùm bông từ 1,5 – 1,6 triệu đồng đã rớt xuống còn 700.000 – 900.000 đồng trong thị trường nội địa. Trước bối cảnh đó, người nuôi tôm ở Sông Cầu đã linh hoạt, khẩn trương chuyển đổi định hướng giảm thiểu dần tôm hùm bông và tập trung mở rộng tôm hùm xanh nên đến nay số lượng tôm hùm bông thả nuôi trong lồng bè ở vịnh Xuân Đài và các vùng biển Từ Nham, Vịnh Hòa còn rất ít.
Trao đổi thêm với PV Báo CAND, ông Phan Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu cho biết, trong năm 2023 người dân ở các xã Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Cảnh và các phường Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Đài đã thả nuôi 62.549 lồng tôm hùm xanh cùng với cá mú, cá bóp và 910ha ao đìa tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương, hải sâm, cua, ghẹ. Từ khi thị trường Trung Quốc dừng tiêu thụ tôm hùm bông, người dân ở đây đầu tư mở rộng tôm hùm xanh, nhưng giá cả loại tôm này cùng với một số thủy sản khác như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương… cũng giảm xuống so với trước; trong khi đó thời tiết biến động, nắng nóng gia tăng trong những tháng giữa năm 2023 dẫn đến dịch bệnh phát sinh nên nhiều người nuôi tôm, cá vấp phải không ít trở ngại.
Trước thực tế vừa kể, UBND thị xã Sông Cầu đã phối hợp Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên cùng các cơ quan chức trách tập trung triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người nuôi thủy sản khắc phục khó khăn, kịp thời xử lý dịch bệnh, vệ sinh môi trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp từng thời điểm và loại thủy sản… nên đã thu được gần 2.074 tấn tôm hùm các loại, đạt 115% so với năm 2022; 144,5 tấn cá mú, cá bóp và hàng trăm tấn ốc hương, hải sâm, hàu.
Gần hai tháng đầu năm 2024, mặc dù giá cả các loại thủy sản giảm hơn so với trước nhưng sản lượng thu hoạch và chất lượng tôm hùm xanh cùng với cá mú, cá bóp, ốc hương, tôm sú, tôm thẻ chân trắng… ở “thủ phủ tôm hùm” của Phú Yên có dấu hiệu tăng trưởng tốt, hầu hết người nuôi thủy sản đều có lãi. Chính quyền địa phương cũng đã cảnh báo người dân tạm dừng thả nuôi tôm hùm bông, nâng số lượng tôm hùm xanh tăng dần lên…
“Một trong những mũi nhọn kinh tế chủ lực của thị xã Sông Cầu từ nhiều năm qua là hoạt động nuôi trồng thủy sản, trong đó thế mạnh vẫn là con tôm hùm thả nuôi trong lồng bè ở vịnh Xuân Đài và vùng biển Vịnh Hòa, Từ Nham. Thị trường xuất khẩu con tôm hùm bông vấp phải khó khăn, không có đầu ra mạnh mẽ như những năm trước đây và cũng chưa có giải pháp tháo gỡ để tái xuất bền vững nên cấp ủy, chính quyền thị xã phải nỗ lực phối hợp với các ban, ngành, cơ quan chức trách ở tỉnh tập trung triển khai các biện pháp tăng cường thả nuôi con tôm hùm xanh cùng với các loại thủy sản khác để đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về mặt nước, góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương”, ông Phan Trần Vạn Huy thông tin thêm.
Hữu Toàn
Nguồn: Báo Công An Nhân Dân
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Ngành tôm Ecuador 2025: Thách thức bủa vây
- Xuất khẩu tôm Quý I: Tín hiệu khởi sắc
- Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam
- TPD: Vụ tôm mới, nỗi lo cũ
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 3/2025
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho vụ tôm xuân – hè 2025
- MiXscience Asia: Bộ sản phẩm phòng ngừa EHP, EMS, WFS, WSSV, TPD
- Học hỏi công nghệ xử lý nước nuôi trồng thủy sản tiên tiến từ Israel
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Phương pháp lên men cám gạo: Tăng dinh dưỡng, cải thiện nước ao nuôi tôm
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống