Ecuador: Đầu tư 45 triệu USD thay thế dầu Diesel bằng điện cho các trại nuôi tôm

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Khoản đầu tư mới của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, sẽ giúp thay thế dầu diesel bằng điện cho các hoạt động của trang trại đồng thời giải quyết các rủi ro môi trường trong sản xuất tôm tại Ecuador. 

Ảnh minh họa: ST

 

Các trang trại nuôi tôm ở Ecuador sẽ đạt năng suất cao hơn với khoản đầu tư mới của IFC, nhằm giúp thay thế dầu diesel bằng điện cho các hoạt động của trang trại đồng thời giải quyết các rủi ro môi trường trong sản xuất tôm. Mục tiêu là giúp cải thiện tính bền vững của ngành và hỗ trợ các mục tiêu khí hậu của quốc gia. Khoản vay lên tới 45 triệu USD của IFC dành cho Industrial Pesquera Santa Priscila SA, nhà xuất khẩu tôm hàng đầu ở Ecuador, sẽ giúp công ty mở rộng số lượng trang trại cũng như cải thiện năng suất và tự động hóa, đồng thời hỗ trợ áp dụng các biện pháp canh tác bền vững hơn và nâng cấp cơ sở hạ tầng trang trại. Điều này sẽ thúc đẩy cạnh tranh và tăng năng suất trong lĩnh vực định hướng xuất khẩu quan trọng này, xúc tác cho quá trình xanh hóa ngành tôm để giải quyết các cú sốc trong tương lai.

Raúl Estrada, cố vấn doanh nghiệp của Santa Priscila cho biết: “Ngành tôm của Ecuador phải đối mặt với một loạt thách thức liên quan đến năng suất thấp và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, cản trở sự bền vững chung của ngành. “Khoản tài trợ dài hạn của IFC, vốn không sẵn có cho các doanh nghiệp nông nghiệp – đặc biệt là đầu tư vào điện khí hóa các trang trại – sẽ giúp phát triển hoạt động của chúng tôi. Với sự hỗ trợ của IFC, chúng tôi hy vọng sẽ tăng mức năng suất hơn 20% tính theo pound tôm/ha. Chuyên môn của IFC cũng sẽ giúp nâng cao các tiêu chuẩn hoạt động của chúng tôi về các thông lệ môi trường và xã hội (E&S), quản trị doanh nghiệp và bảo hiểm, thúc đẩy tính bền vững của chúng tôi để đáp ứng nhu cầu thị trường năng động”.

Quỹ của IFC sẽ chỉ được đầu tư vào các trang trại được điều chỉnh để nhân rộng các tiêu chuẩn chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) hoặc Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Tốt nhất (BAP), thúc đẩy các thực hành tốt với lợi ích bền vững. Khoảng 42% khoản tài trợ sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tránh phát thải khoảng 2.000 tấn CO tương đương hàng năm. Hỗ trợ các khoản đầu tư góp phần duy trì việc làm và xuất khẩu là rất quan trọng đối với các nỗ lực phục hồi sau COVID-19 của đất nước.

Tú Linh

Tin mới nhất

T6,22/11/2024