Giảm lượng thức ăn ở tôm nhưng vẫn đủ dinh dưỡng?

Theo kết quả của một nghiên cứu mới, các vi sinh vật có trong biofloc có thể bù đắp lượng protein bị giảm trong khẩu phần ăn của tôm mà không ảnh hưởng đến năng suất của chúng.

Tìm hiểu về Biofloc

Một trong những hệ thống nuôi thân thiện với môi trường, công nghệ biofloc (BFT) được coi là công nghệ sinh học theo hướng mới, là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp.

Biofloc là các cụm kết dính bao gồm tảo cát, tảo biển lớn, động vật nguyên sinh, các hạt hữu cơ chết, vi khuẩn, cộng đồng vi sinh trên biofloc cũng bo gồm các động vật phù du và giun tròn. Mỗi hạt floc được gắn lại với nhau tạo nên sự liên kết lỏng lẻo bởi các chất nhờn được tiết ra từ vi khuẩn, chúng bị ràng buộc bởi các vi sinh vật dạng sợi, hoặc do lực hút tĩnh điện. Biofloc trong hệ thống nước xanh thường có kích thước lớn, vào khoảng 50 – 200 micron, rất dễ lắng xuống trong nước tĩnh.

Có tác dụng giống như chế phẩm sinh học, đồng thời là nguồn vitamin và khoáng chất rất tốt, chất lượng dinh dưỡng của biofloc rất tốt cho tôm cá nuôi. Hàm lượng protein khô trong biofloc chiếm khoảng 25-50%, phần lớn nằm trong khoảng 30-45%. Chất béo chiếm từ 0.5-15%, thông thường nằm trong khoảng 1-5%.


Tôm thẻ chân trắng được nuôi bằng chế phẩm BioGro. Ảnh: Tepbac

Bên cạnh đó lợi ích của biofloc là chuyển hóa chất dinh dưỡng từ chất thải hữu cơ thành nguồn protein của cá hoặc tôm. Khoảng 20-30% Nitơ trong thức ăn được đồng hóa (hấp thu) bởi tôm cá, khoảng 70-80% Nitơ trong chất thải ra môi trường. Trong hệ thống biofloc, phần lớn lượng Nitơ này được vi sinh vật sử dụng và nó là thành phần chính của các hạt biofloc.

Hệ thống Biofloc trong nuôi tôm

Khi nuôi tôm trong hệ thống biofloc, tôm tiêu thụ các vi sinh vật giàu protein trong nước, thay thế một phần đáng kể protein bên ngoài trong khẩu phần ăn của chúng. Tuy nhiên, các hệ thống biofloc cần có các nguồn carbon bên ngoài để duy trì tỷ lệ tối ưu carbon trên Nitơ (C/N) cho phép các vi sinh vật sinh sôi nảy nở.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã đánh giá tác động của việc sử dụng các nguồn carbon khác nhau, có sự thay đổi về nồng độ trong chất lượng nước, thay đổi hiệu suất tăng trưởng và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều nguồn carbon cho hệ thống biofloc, bao gồm tinh bột, đường glucose, bã mía, mật mía, cám gạo, bột gạo, cám lúa mì, bột mì, bột sắn, bột mì, hoa ngô và phụ phẩm nông nghiệp. Mặc dù không phải tất cả các nguồn cacbon đều hỗ trợ sản xuất biofloc với hiệu quả như nhau, nhưng một số là chất nền đầy hứa hẹn vì khả năng hỗ trợ loại bỏ amoniac (NH3) một cách nhanh chóng ra khỏi hệ thống.


Hồ nuôi tôm thẻ chân trắng trong hệ thống biofloc. Ảnh: agrikan.id

Thành phần dinh dưỡng của biofloc bị ảnh hưởng nhiều bởi nguồn carbon. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về ảnh hưởng của mức protein trong khẩu phần và việc bổ sung các nguồn carbon đối với năng suất tăng trưởng và miễn dịch của tôm nuôi.

Họ phát hiện rằng việc sử dụng bột mì làm nguồn carbon đã làm tăng đáng kể chất béo và chất chiết xuất không chứa Nitơ trong hệ thống biofloc. Năng suất của tôm thẻ chân trắng được cho ăn khẩu phần có 250g, 300g và 400g protein cao hơn rõ rệt so với nhóm được cho ăn khẩu phần có 450g protein. Điều này có thể chỉ ra rằng tôm được nuôi trong hệ thống biofloc có thể bù đắp việc giảm protein trong khẩu phần ăn.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy các nguồn carbon và mức độ protein khác nhau thực sự có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng trong hệ thống biofloc. Khi tôm thẻ chân trắng được nuôi trong hệ thống công nghệ biofloc, mức protein trong khẩu phần có thể giảm từ 450g xuống 350g protein mà vẫn cải thiện được hiệu suất tăng trưởng và khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phương pháp sử dụng bột mì làm nguồn cacbon trong hệ thống biofloc có thể bù đắp cho việc giảm lượng protein trong khẩu phần ăn của tôm, đồng thời duy trì được hiệu suất nuôi trồng cao.

Nhất Linh

Tép Bạc

Tin mới nhất

T7,23/11/2024