Vẹm – vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Mytilopsis leucophaeata (vẹm) có thể là vật chủ trung gian của kí sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây bệnh trên tôm.

Mytilopsis leucophaeata là một loài động vật thân mềm hai mảnh nhỏ thuộc họ vẹm giả, thường được gọi là vẹm giả đen (Ảnh: Dirk Eeuwes)

 

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một loại ký sinh trùng nội bào gây ra bệnh vi bào tử trùng trên tôm nuôi ở các nước châu Á. Một chiến lược để kiểm soát EHP là xác định và loại bỏ vật chủ trung gian truyền bệnh trong ao nuôi tôm.

Một số sinh vật biển và nước lợ, bao gồm cả Vẹm (Mytilopsis) đã được báo cáo cho kết quả dương tính với EHP bằng phương pháp PCR. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra vẹm Mytilopsis leucophaeata Thái Lan, được thu thập từ 6 ao nuôi tôm nhiễm EHP để tìm sự hiện diện của EHP bằng phương pháp SWP-PCR. Kết quả cho thấy vẹm được lấy mẫu từ cả 6 ao đều dương tính với PCR. Tuy nhiên, những con vẹm rõ ràng có khả năng đang bào tử truyền nhiễm trong một thời gian sau khi ăn phải và hoạt động như một vật chủ trung gian truyền bệnh một cách chủ động hoặc thụ động. Các kết quả nghiên cứu trước đây cảnh báo về mối nguy hiểm cho tôm bố mẹ ăn thức ăn tươi sống có kết quả xét nghiệm dương tính với EHP (Chaijarasphong & cs, 2020).

Các xét nghiệm sinh học tiếp theo được thực hiện để nghiên cứu sự lây truyền EHP giữa vẹm và tôm. Thứ nhất, những con vẹm đã sống chung với tôm nhiễm EHP và tất cả các con vẹm đều dương tính với SWP-PCR ở ngày thứ 20 sau khi chung sống. Một lô Vẹm dương tính với PCR đã được chuyển sang sống chung với tôm chưa nhiễm bệnh và 37,5% tôm dương tính với EHP đã được quan sát thấy trong vòng 10 ngày. Phân tích mô của Vẹm dương tính với SWP-PCR bằng kính hiển vi ánh sáng, kỹ thuật lai tại chỗ và kính hiển vi điện tử không xác nhận nhiễm EHP. Tóm lại, không có bằng chứng nào chứng minh rằng bản thân Mytilopsis leucophaeata đã bị nhiễm EHP. Tuy nhiên, những con vẹm rõ ràng có khả năng mang bào tử truyền nhiễm trong một thời gian sau khi ăn phải và hoạt động như một vật chủ trung gian truyền bệnh chủ động hoặc thụ động. Các kết quả nghiên cứu trước đây cảnh báo về mối nguy hiểm khi cho tôm bố mẹ ăn thức ăn tươi sống có kết quả xét nghiệm dương tính với EHP (Chaijarasphong & cs, 2020).

 

Thông qua kết quả trong nghiên cứu này cho thấy M. leucophaeata có thể tích lũy các bào tử EHP được thải ra từ tôm nhiễm EHP, nhưng chúng không bị nhiễm và do đó không thể khuyếch đại EHP. Trong trường hợp đó, vẹm có thể là vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm. Chính vì vậy, các trại nuôi tôm cần loại bỏ vẹm ốc, diệt tạp, khử trùng đáy ao trước khi thả giống, đặc biệt là sau vụ nuôi trước với tôm vị nhiễm EHP.

Vẹm là thức ăn tươi sống rủi do cho tôm bố mẹ không có EHP trong trại sản xuất tôm giống nếu không được khử trùng, đông lạnh hoặc tiệt trùng. Mặt khác, vì vẹm chứa các bào tử EHP, nên việc loại bỏ bào tử EHP ra khỏi nước bị ô nhiễm là rất cần thiết. Nếu có hiệu quả, chúng có thể đóng vai trò là bộ lọc sinh học tích cự để loại bảo bào tử EHP.

Ngọc Anh

Tin mới nhất

T6,22/11/2024