Kiên Giang: Tôm càng xanh giá chỉ hơn 100.000 đồng/kg vẫn chờ… “giải cứu”

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Sở NN&PTNT Kiên Giang lập đường dây nóng.

 

Ngày 8/8, ông Lê Hữu Toàn, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang thông tin về giải pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đã thiết lập số điện thoại đường dây nóng của Tổ tiếp nhận thông tin, gồm: ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang (0913.198696); ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang (0982.760864) và ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Kiên Giang (0913.638987).

Tôm càng xanh nông dân nhờ giải cứu giá chỉ trên 100.000 đồng/kg. Ảnh: Hoàng Nghiệp

Đồng thời, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đã đề nghị Phòng NN&PTNT các huyện, thị nắm khảo sát số liệu cụ thể tất cả các sản phẩm nông nghiệp giá cả gửi về Tổ tiếp nhận thông tin. Từ đó, Sở sẽ tổng hợp và có kế hoạch, phương án trình UBND tỉnh Kiên Giang có hướng xử lý.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cũng đã liên hệ Tổ giải cứu hàng hóa nông sản với tên gọi (Tổ 970) trực thuộc Bộ NN&PTNT sẵn sàng hỗ trợ tìm đối tác khách hàng trong phạm vi cả nước, nhằm kịp thời tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân. Chậm nhất vào cuối tháng 8/2021 sẽ liên kết thông suốt giữa đầu ra và đầu vào.

Trên thực tế, ông Võ Hoàng Nguyên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thuận cho hay: “Toàn huyện Vĩnh Thuận có tổng sản lượng, nông thủy sản cần thu hoạch từ ngày 5 – 15/8/2021 là 1.283 tấn. Trong đó, tôm sú 73 tấn, tôm càng xanh 1.029 tấn, tôm thẻ 178 tấn, cua 3 tấn, sản lượng nông sản khác 5,8 tấn”.

Bà con nuôi tôm công nghiệp chân trắng tại Kênh T7 huyện Kiên Lương (Kiên Giang) cũng gặp khó khăn về đầu ra. Ảnh: Hoàng Nghiệp

 

Giá tôm giảm từ 20 – 30% so với trước giãn cách do thương lái thu mua ít. Việc thu hoạch tôm càng xanh gặp khó khăn do giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, tôm nuôi của người dân đến kỳ thu hoạch còn nhiều (chủ yếu là tôm càng xanh), nhưng sản lượng thu mua không đáp ứng nhu cầu.

“Vì vậy, tỉnh cần hổ trợ và kêu gọi các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ người dân trên địa bàn huyện tiêu thụ tôm càng xanh. Đồng thời, đường dây nóng của Phòng NN&PTNT huyện sẽ do Trưởng phòng trực tiếp phụ trách”, ông Nguyên kiến nghị.

Được biết, toàn tỉnh Kiên Giang có 4 huyện nuôi tôm càng xanh với diện tích và sản lượng lớn, gồm: Vĩnh Thuận, An Biên, An Minh, U Minh Thượng.

Trước đây, sản phẩm tôm càng xanh được thương lái mua phần lớn tiêu thụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và cung cấp nội địa cho các chợ đầu mối lớn ở các tỉnh và chợ đầu mối Bình Điền tại TP.HCM.

Hoàng Nghiệp

Nguồn: Báo Giao thông

Trước đó, trong văn bản của Phòng NN&PTNT huyện U Minh Thượng nêu rõ, các hộ cần giải cứu tôm càng xanh gồm: “Hộ chị Nguyễn Thị Ngân, ông Nguyễn Văn Giàu, Nguyễn Văn Cường thuộc 2 xã An Minh Bắc và xã Thanh Yên, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang)”, với giá tôm càng xanh loại từ 10-15 con/kg nhờ giải cứu chỉ ở mức 130.000 – 150.000 đồng/kg.

Về vấn đề này, lão đạo Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đã tiếp nhận, tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, dẫn đến công tác vận chuyển giao thông hàng hoá bị ách tắc. Hơn nữa do tiểu thương lo ngại di chuyển do nhiều chốt chặn kiểm soát các nơi, tài xế chạy xe tải phải test nhanh 72 giờ .

Mặc dù khó khăn, nhưng Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang đang phối hợp với các ngành, huyện, HTX, Siêu thị Co.opMart trên địa bàn tỉnh sẽ tìm ra phương án sớm nhất để kịp thời giải cứu tháo gỡ khó khăn cho bà con nông dân các huyện trong thời gian tới.

Tin mới nhất

T6,22/11/2024