Thông báo Kết quả giám sát các ao nuôi tôm ở Bạc Liêu và Cà Mau -ngày 28-29/06/2021

(Ảnh minh họa: KT)

Nhận xét

Mô hình tôm lúa: Kết quả quan trắc cho thấy các thông số hoá lý ghi nhận được trong các ao nuôi tôm lúa tại Hồng Dân – Bạc Liêu hầu hết đều nằm trong khoảng thích hợp để nuôi tôm. Tuy nhiên, đối với các hộ nuôi Nguyễn Văn Hùng, Phạm Văn Nam, Nguyễn Kế Nghiệp, Nguyễn Việt Quốc và Nguyễn Văn Sang hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi thấp hơn 3.5mg/L cần phải thay nước mới hoặc bổ sung vi sinh để làm sạch hữu cơ trong ao nuôi, chú ý đến mật độ tôm thả quá cao có thể gây thiếu oxy hòa tan trong nước ao nuôi. Ngoài ra, độ kiềm trong các ao nuôi của hộ nuôi Trương Văn Mến và Phạm văn Nam khá thấp từ 20-40 mg/L nằm ở ngưỡng dưới 60 mg/L nên bón thêm vôi, dolomite và khoáng chất. Riêng đối với ao nuôi của hộ Nguyễn Văn Dũng, Phạm Văn Nam, Nguyễn Kế Nghiệp và Nguyễn Việt Quốc cũng cần theo dõi ammonia tổng trong nước ao nuôi (cao hơn 0.3 mg/L) và có sự hiện diện của Vibrio parahaemolyticus trong các ao nuôi của Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Quốc Việt (sự hiện diện của Vibrio parahaemolyticus liên tiếp trong 2 tuần được giám sát).
– Kết quả xét nghiệm mẫu tôm nuôi không ghi nhận mầm bệnh WSSV, EHP và AHPND ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi trong đợt giám sát này.

Mô hình siêu thâm canh: Kết quả quan trắc, giám sát trên mô hình tôm nuôi siêu thâm canh cho thấy các chỉ tiêu hóa lý của chất lượng nước trong các ao nuôi còn khá tốt. Tuy nhiên, nước trong các ao nuôi cho thấy có xu hướng tăng cao hàm lượng ammonia tổng (8/8 ao), nitrit (6/8 ao) người nuôi cần phải áp dụng một số biện pháp như thay nước, bổ sung vi sinh, khoáng chất, kiểm soát lượng thức ăn, …nhằm cải thiện giảm hàm lượng chất hữu cơ trong ao nuôi. Đặc biệt cần lưu ý tất cả ao nuôi đều có mật độ vibrio tổng lớn hơn 103 CFU/ml. Ngoài ra hàm lượng phosphate 6/8 ao nuôi đã có xu hướng tăng nên người nuôi cần theo dõi chặt chẽ môi trường nước, kiểm soát tốt lượng thức ăn hàng ngày, xử lý môi trường nước, theo dõi kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi để tránh tảo bùng phát mạnh gây thiếu oxy vào ban đêm gây sốc cho tôm, …
– Kết quả giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi của các ao cũng cho thấy 7/8 ao nuôi có mầm bệnh AHPND và EHP. Đặc biệt có 2/8 ao nuôi có tôm mang mầm bệnh đốm trắng (WSSV). Lưu ý đặc biệt các mầm bệnh này đã tồn tại nhiều tuần trên tôm nuôi rất có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Người nuôi cần phải cải thiện môi trường nước, bổ sung một số loại thuốc bổ trợ gan, đường ruột, khoáng chất, vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho tôm ức và chế mầm bệnh không cho cơ hội bùng phát.

Khuyến cáo:

Mô hình tôm lúa:
– Đối với mô hình này cần cải tạo sên vét, diệt khuẩn đáy ao, chuẩn bị nước trước khi thả giống
– Thời gian này đã vào mùa mưa cần gia cố bờ bao, chống xói lở bờ ao, hạn chế nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao.
– Cần tiến hành thay nhiều nước, bón thêm vôi kết hợp với dolomite, … để giảm bớt tảo trong ao nuôi nhằm tăng oxy hòa tan, độ kiềm và ổn định pH.
– Cần giữ mực nước ổn định trong ao nuôi từ 1,2 – 1,4m (mặt trảng từ 0,5m trở lên ).
– Cần theo dõi các con nước trước khi cấp vào ao nuôi
– Thả giống một cách có kiểm soát cả về chất lượng cũng như số lượng tôm có trong ao nuôi

Mô hình siêu thâm canh:
– Trong những ngày nắng nóng hoặc mưa lớn cần tăng cường quạt nước nhằm giảm chênh lệch nhiệt độ, độ mặn giảm sốc cho tôm nuôi.
– Tháo bỏ lớp nước mặt trong và sau mưa tránh gây hiện tượng phân tầng trong ao nuôi, ổn định chất lượng nước.
– Dùng vôi nông nghiệp, hoặc vôi sống tạt trên bờ trước khi mưa, sau khi mưa, hòa vôi trong nước tạt đều quanh ao nuôi. Sau khi mưa có thể dùng chế phẩm sinh học hoặc vi sinh nhằm ổn định và cải thiện chất lượng nước.
– Thường xuyên kiểm tra ao nuôi sẽ kịp thời phát hiện diễn biến mầm bệnh, nhất là vào những ngày mưa to hoặc khi nhiệt độ tăng cao.
– Các ao nuôi có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ cần xử lý vi sinh hoặc chế phẩm sinh học để giảm thiểu các chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi, cải thiện chất lượng nước. Đồng thời kiểm tra diệt khuẩn ức chế vi khuẩn vibrio sp. trong ao nuôi, giảm rủi ro gây bệnh trên tôm.
– Các ao nuôi có độ kiềm thấp cần bón thêm vôi/dolomite ổn định chất lượng nước trong ao, tăng khả năng lột vỏ của tôm nuôi.
– Các ao nuôi có xuất hiện mầm bệnh trên tôm nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố thủy lý hóa nước ao và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi, định kỳ bổ sung men tiêu hóa, vi lượng, khoáng chất, vitamin,…, đặc biệt là vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng, chống chịu thời tiết bất thường đặc biệt là vào các tháng nắng nóng.
– Đặc biệt cần xử lý triệt để nguồn nước dự trữ trước khi để cấp bù hoặc thay nước trong suốt quá trình nuôi.
– Cảnh báo dịch bệnh WSSV, EHP và AHPND có thể xảy ra trên vùng nuôi.

 

Chi tiết kết quả phân tích môi trường tham khảo tại: http://vienthuysan2.org.vn/uploads/news/2021_07/ban-tin-6tom-gs.pdf

TRUNG TÂM QTMT & BTS NAM BỘ

Nguồn: Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II

Tin mới nhất

T6,22/11/2024