Lấy mẫu để kiểm tra tình trạng tôm và nước ao
Các nhà khoa học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã tìm cách khắc chế mối đe dọa này.
Giải pháp phát triển bền vững
Nhằm hỗ trợ người dân trong việc phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), nhóm nghiên cứu tại Đại học Tài Nguyên và Môi trường TPHCM, do ThS Lê Thị Phụng là chủ nhiệm đề tài, đã tiến hành nghiên cứu sản xuất chế phẩm Zeolite sinh học để cải thiện môi trường nước, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và nâng cao hiệu quả kinh tế.
ThS Lê Thị Phụng cho hay, nuôi tôm là một trong những ngành phát triển, mang lại giá trị cao. Các loại tôm luôn là thực phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, không chỉ thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế.
Tại Việt Nam, ngành tôm hiện đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản. Việt Nam hiện đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ 3 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu của toàn thế giới…
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 620 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ ước tăng 26%, còn thị trường Trung Quốc ước tăng hơn 140%.
Bên cạnh những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất,…) mang lại thì người dân cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc nuôi tôm nhất là môi trường nước, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm hiểu và sản xuất chế phẩm Zeolite sinh học là một trong những giải pháp có ích trong việc cải thiện môi trường nước, phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Bên cạnh đó, nhiều mô hình nuôi mới thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả cho người dân.
Các nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa công nghệ mới vào sản xuất giống, nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn, thuốc, hoá chất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm rủi ro trong sản xuất.
Nhiều khu vực đã áp dụng kỹ thuật cao, hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm. Áp dụng được nhiều mô hình quản lý tiên tiến, gắn với xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Nhóm nghiên cứu đã phát triển chế phẩm sinh học cải thiện môi trường và phòng bệnh AHPND trong nuôi tôm tại Cần Giờ, TPHCM. Khu vực nuôi tôm có tổng diện tích 6.000 ha, trong đó có khoảng 250 ha có tôm bị mắc các bệnh như đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV) và hoại tử gan tụy cấp. Bệnh AHPND chiếm diện tích khoảng 14% trong số ao tôm bị bệnh và tác động nghiêm trọng đến tôm từ 20 đến 58 ngày tuổi, gây chết nhanh trong vòng 2 ngày.
Đặc trị hiệu quả virus gây bệnh cho tôm