Trung Quốc vẫn chưa phải là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Mặc dù có hơn 1.000 nhà máy chế biến thủy sản, nhiều doanh nghiệp đánh giá, đây là thị trường vô cùng tiềm năng của nước ta. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa thể là “điểm đến” nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.

Khung cảnh một trong những nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: bcp.cdnchinhphu.vn

Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc vẫn giảm

Trung Quốc được cho là thị trường mà nhiều doanh nghiệp kỳ vọng vào khả năng phục hồi sớm. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh xuất khẩu thủy sản đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, không như những gì mà Việt Nam kỳ vọng. Theo ghi nhận của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ở quý I/2023 chỉ đạt 54 triệu USD, tức đã giảm đi 40% so với cùng kỳ năm 2022.

Một điểm sáng đã xuất hiện trong tháng 5, con số này đã tăng lên 78 triệu USD, kim ngach cao nhất từ đầu năm đến nay. Mặc dù, con số này vẫn được ghi nhận là tăng trưởng âm, nhưng tốc độ đã giảm đi nhiều so với những tháng trước đó. Điển hình: Tháng 3 giảm 40%, tháng 4 giảm 22% và tháng 5 ghi nhận mức giảm 11%.

Trung Quốc có tới 1.000 nhà máy chế biến tôm thẻ

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, lạm phát tăng cao. Con tôm Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh từ Ấn Độ và Ecuador. Mặc dù, chúng ta có lợi thế xuất khẩu tôm thẻ chân trắng chế biến, với tỷ trọng lên đến 74%. Thế nhưng, hiện tại Trung Quốc đang bắt đầu tự chủ nguồn cung cấp tôm thẻ chế biến. Do đó, việc xuất khẩu mặt hàng này vẫn vấp phải khó khăn lớn.

Com tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc bị canh trang với tôm của Ấn Độ và Ecuador. Ảnh: photo-cms-bizlive.epicdn.me

Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp: Nếu như những năm trước đây, nước ta nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ và Ecuador. Sau đó chế biến lại và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập hiệp định thương mại tự do, một số thị trường đã áp đặt thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ và Ecuador. Nước ta đã không còn nhập tôm về chế biến, mà chuyển qua phương án tăng cường nuôi trong nước để đảm bảo quy tắc xuất xứ. Từ bỏ nhập khẩu tôm giá rẻ để chuyển sang tự nuôi và chế biến, dẫn đến chi phí và giá bán tôm Việt Nam cũng cao hơn.

Thêm vào đó, với điều kiện có hơn 1.000 nhà máy chế biến tôm nên chỉ cần vụ thị trường tỷ dân trong nước thì Trung Quốc vẫn có lời. Và họ bắt đầu lựa chọn hình thức mà Việt Nam đã từ bỏ, đó là quay sang nhập khẩu tôm nguyên liệu giá rẻ mà không phải bận tâm đến bộ quy tắc xuất xứ. Vì vậy, Trung Quốc vẫn chưa phải là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam.

Thay vì Trung Quốc, các doanh nghiệp lựa chọn thị trường khác

Trước tình hình chung, thay vì cứ đâm đầu vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp đã lựa chọn hướng đi mới ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Bởi đây là 2 thị trường ưa thích sản phẩm chế biến tỉ mỉ, điều mà Ecuador và Ấn Độ vẫn chưa thể làm được. Bên canh đó, đặc thù vị trí địa lý gần, cước phí vận chuyển sang Hàn Quốc và Nhật Bản cũng dễ thở hơn so với Mỹ và EU.

Kể từ đầu tháng 7 cho tới nay, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và Hàn Quốc của Việt Nam khá ổn định. Nói chính xác hơn là vẫn tăng trưởng 5 % và 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Cước tàu sang 2 nước này cũng không cao như các nước phương Tây, lạm phát tại 2 nền kinh tế vẫn chưa phải quá căng thẳng. Đây được xem là tín hiệu tốt mà Vasep nhận định.

Như vậy, có thể thấy được, trong bối cảnh kinh tế chung, tôm Việt Nam vẫn có một số hướng đi khả quan. Và chúng ta cũng đã bắt đầu nhận được tín hiệu khả quan trong đầu tháng 7. Hy vọng, ở giai đoạn chạy nước rút của những tháng cuối năm 2023, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ đạt được như những gì mà chúng ta kỳ vọng.

Hòa Thy

Nguồn: Tepbac.com

Tin mới nhất

T2,29/04/2024