Thách thức của chế độ ăn ít bột cá
Giá bột cá ngày càng tăng và tính sẵn có giảm đã thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển công thức thức ăn mới với các thành phần từ thực vật, thay thế một tỷ lệ đáng kể hàm lượng bột cá. Mặc dù các nguồn thực vật như đậu nành, hạt cải dầu và hướng dương đều có hàm lượng protein cao, nhưng chúng lại bộc lộ một số hạn chế trong việc nuôi trồng sản xuất tôm.
Hạn chế chính của các nguồn protein được cung cấp từ thực vật đó là sự có mặt có các yếu tố kháng dinh dưỡng (Anti-Nutritional Factors – ANF), như các chất ức chế proteinase và tannin, trong số nhiều chất khác, chúng không bị ngưng hoạt động trong quá trình chế biến thành thức ăn.
ANF là các phân tử được tạo ra tự nhiên bởi thực vật, được định hình nhờ vào quá trình tiến hóa. Khi ăn vào một lượng nhỏ, các phân tử ANF này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, do đó, làm giảm hiệu quả của thức ăn và sự tăng trưởng. Khi ăn vào một lượng lớn, chúng thậm chí có thể trở nên độc hại.
Các thành phần thức ăn thay thế dựa trên thực vật cũng cho thấy những hậu quả tiêu cực đối quá trình cho ăn. Cụ thể, tôm được cho ăn thức ăn có thành phần từ thực vật thường cho thấy quá trình ăn chậm và kém hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến việc thất thoát chất dinh dưỡng vào nguồn nước, do thức ăn tồn tại trong nguồn nước lâu hơn, và lần lượt dẫn đến các hệ quả khác như tăng tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và giảm khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, sau cùng là giảm sự tăng trưởng của tôm.
Với tất cả các lý do trên, ngành nuôi tôm đang phải đối mặt với một nhu cầu cấp thiết về một công thức thức ăn mới, cho phép giảm tỷ lệ bột cá trong chế độ ăn mà không làm giảm hiệu suất tăng trưởng của tôm. Prosaf® – một chiết xuất nấm men cao cấp được phát triển bởi Phileo, Lesaffre là một giải pháp thay thế cho những hạn chế của nguồn protein từ thực vật.
Prosaf®: Chất lượng cao và hiệu quả vượt trội
Prosaf® là một chiết xuất nấm men chọn lọc, thu được từ hoạt động nuôi cấy chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae. Sau khi lên men, nấm men được ly tâm để tách chiết ra khỏi thành tế bào. Chiết xuất nấm men chứa: 63% protein, hầu hết bao gồm các peptide có trọng lượng phân tử thấp, cho thấy tính khả dụng sinh học cao và có thể dễ dàng được tôm hấp thụ. Thêm vào đó, phụ gia thức ăn của Prosaf® giàu các acid amin thiết yếu, 46% trong số đó đều ở dạng tự do, do đó dễ dàng được đồng hóa.
Một thử nghiệm khoa học gần đây được thực hiện tại Đại học Prince of Songkla, Thái Lan đã đề cập đến hiệu quả của việc bổ sung Prosaf® đối với hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng, ở chế độ ăn ít cá (5% bột cá).
Công thức cho ăn bột cá thấp đã được sử dụng trong một số phương pháp điều trị thử nghiệm với việc tăng nồng độ chiết xuất nấm men từ 0 – 2.5%. Sau 9 tuần, trọng lượng cơ thể, lượng thức ăn đầu vào và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn đã đo lường và so sánh với phương pháp điều trị kiểm soát khi tôm thẻ chân trắng được cho ăn với chế độ nhiều bột cá (15%).
Kết quả đã cho thấy rằng, phụ gia thức ăn Prosaf® có thể đảo ngược hậu quả tăng trưởng âm của việc giảm mức độ bột cá trong thức ăn cho tôm. Hơn nữa, phụ gia thức ăn của Prosaf® cho thấy tính hiệu quả phụ thuộc vào liều lượng đối với hiệu suất tăng trưởng trên tôm. Với mức độ chiết xuất nấm men tăng, thu được kết quả trọng lượng cơ thể tôm cũng được cải thiện.
Sau khi thử nghiệm kết thúc, trọng lượng cơ thể tôm được bổ sung Prosaf® ở mức 2.5% đều cao hơn 1 gram so với tôm được nuôi với chế độ ăn ít cá, mức tăng sinh khối từng cá thể là 12%.
Thử nghiệm khoa học này cũng đề cập đến hiệu quả của việc bổ sung Prosaf® đối với tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR). Trong khi mức độ bột cá giảm từ 15% xuống 5%, thì việc sử dụng phụ gia thức ăn Prosaf® vào chế độ ăn bột cá thấp làm giảm FCR của tôm.
Điều quan trọng cần nhấn mạnh đó là phản ứng phụ thuộc vào liều lượng nguồn bổ sung chiết xuất nấm men. Khi tăng liều bổ sung vào thức ăn, thì mức FCR sẽ giảm, giảm xuống mức ghi nhận trong điều kiện cho ăn bột cá cao.
Hỗ trợ chuyển sang chế độ ăn ít bột cá
Thử nghiệm khoa học này cho thấy phụ gia thức ăn từ Prosaf® cung cấp giải pháp dựa trên yếu tố tự nhiên để đảo ngược các tác động tiêu cực của việc thay thế bột cá bằng nguồn thay thế từ protein thực vật đối với sự tăng trưởng của tôm.
Sản phẩm này được liên kết với các thành phần độc đáo của nguồn thức ăn bổ sung và với hàm lượng lớn các phân tử có sinh học cao. Cuối cùng, sản phẩm giúp ngành nuôi tôm giải quyết được những thách thức cấp bách trong việc phát triển các công thức thức ăn mới. Đặc biệt, nó còn tạo điều kiện chuyển đổi từ công thức thức ăn với hàm lượng bột cá cao sang thấp. Yêu cầu đặt ra đó là cần phát triển thành các giải pháp thay thế bền vững về môi trường và có lợi hơn đối với nền kinh tế trong dài hạn.
Nguồn Aquafeed.co.uk
- Cá tra, tôm “nín thở” chờ giá lên
- Hiệu quả mô hình Biofloc trong nuôi tôm
- Đề nghị ‘nói thật hết những góc khuất’ của ngành tôm
- Để ngành tôm vùng ĐBSCL phát triển bền vững
- Công tác thú y thủy sản: Quyết định thành, bại của vụ nuôi
- Bột ruồi lính đen: Cải thiện sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ngưỡng giới hạn của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản là 150 mg/kg
- Có “vua tôm” bảo lãnh, ngân hàng cũng không dám cho vay nuôi tôm
- Hành trình ACIAR 30 năm: 243 dự án nghiên cứu nông nghiệp năng suất, bền vững tại Việt Nam
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam, T1-T4/2023
Tin mới nhất
CN,28/05/2023
- Cá tra, tôm “nín thở” chờ giá lên
- Hiệu quả mô hình Biofloc trong nuôi tôm
- Đề nghị ‘nói thật hết những góc khuất’ của ngành tôm
- Để ngành tôm vùng ĐBSCL phát triển bền vững
- Công tác thú y thủy sản: Quyết định thành, bại của vụ nuôi
- Bột ruồi lính đen: Cải thiện sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ngưỡng giới hạn của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản là 150 mg/kg
- Có “vua tôm” bảo lãnh, ngân hàng cũng không dám cho vay nuôi tôm
- Hành trình ACIAR 30 năm: 243 dự án nghiên cứu nông nghiệp năng suất, bền vững tại Việt Nam
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam, T1-T4/2023
- Cá tra, tôm “nín thở” chờ giá lên
- Hiệu quả mô hình Biofloc trong nuôi tôm
- Đề nghị ‘nói thật hết những góc khuất’ của ngành tôm
- Để ngành tôm vùng ĐBSCL phát triển bền vững
- Công tác thú y thủy sản: Quyết định thành, bại của vụ nuôi
- Bột ruồi lính đen: Cải thiện sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Có “vua tôm” bảo lãnh, ngân hàng cũng không dám cho vay nuôi tôm
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam, T1-T4/2023
- Thông cáo báo chí: Hội chợ triển lãm công nghệ ngành thủy sản Việt Nam 2023 – Fistech 2023
- Thái Đô (Thái Bình): Phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản
- Thị trường xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2023
- IoT: Giám sát môi trường nuôi thủy sản
- Thái Thụy: Tập trung chăm sóc và bảo vệ thủy sản
- Lợi ích và thiết kế ao bán nổi trong nuôi trồng thủy sản
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- Famsun: Đồng hành cùng sự phát triển bền vững của thị trường thủy sản Việt Nam
Các ấn phẩm đã xuất bản
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng