[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt kéo dài cộng với mưa dông đột ngột trong những ngày qua khiến môi trường nước biến động, tôm nuôi giảm sức đề kháng chết hàng loạt.
Ứng phó với sự bất thường của thời tiết, ngành thủy sản và người nuôi tôm tích cực triển khai nhiều giải pháp như kiểm soát môi trường nước; sử dụng tôm giống chất lượng; chăm sóc tôm nuôi với các quy trình kỹ thuật tiên tiến…
Để hạn chế tác hại của nắng nóng, người nuôi tôm nên sử dụng lưới che phủ. Ảnh: VIỆT NGUYỄN
Kiểm soát môi trường nước
Xã Bình Hải, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) có 45ha diện tích nuôi tôm trên cát, 10ha diện tích nuôi tôm ở vùng triều ven sông nhưng từ đầu năm đến nay, diện tích có tôm chết đã là 40ha. Nhiều khu vực nuôi tôm ở xã này đang bỏ hoang. Ông Nguyễn Xuân Lộc (ở thôn Đồng Trì, xã Bình Hải) là một trong những hộ đang cầm cự nuôi tôm. Cuối tháng 5, nắng như đổ lửa, khi chúng tôi có mặt, ông Lộc đang xi phông đáy ao nuôi để hút những chất thải, vỏ tôm, thức ăn thừa… ra khỏi ao nuôi tôm. Ông Lộc nói, nhiệt độ nước trong ao nuôi tôm luôn biến động, chênh lệch lớn giữa ban ngày và ban đêm. Đặc biệt khi có mưa dông, môi trường nước biến động khiến cho tôm nuôi dễ bị sốc, suy giảm miễn dịch, nguy cơ mắc bệnh. “Tôi luôn xi phông đáy ao nuôi tôm mỗi ngày để cải thiện chất lượng nước, hạn chế tác động xấu của thời tiết biến đổi đột ngột ảnh hưởng đến tôm nuôi” – ông Lộc nói.
Ông Nguyễn Xuân Lộc xi phông đáy ao nuôi tôm. Ảnh: VIỆT NGUYỄN
Trên quỹ đất 3.500m2, ông Lộc bố trí 2 ao nuôi tôm thương phẩm, 1 ao ương nuôi tôm giống và 1 ao chứa lắng. Ông Lộc dùng vôi, chlorin và thuốc tím để xử lý nước, làm sạch nước ở ao chứa lắng trước khi cho vào ao nuôi tôm thương phẩm. Do nhiệt độ cao khiến cho môi trường nước trong ao nuôi thương phẩm tăng cao nên ông Lộc phải thay nước thường xuyên từ ao lắng để ổn định. Nuôi tôm 2 giai đoạn cũng là cách để ông Lộc giảm tác hại của nắng nóng. Ở ao tôm giống, ông Lộc ương nuôi tôm giai đoạn 1 với thời gian 1 tháng để tôm sinh trưởng ổn định, tăng sức đề kháng rồi mới cho vào ao nuôi thương phẩm và “kích” cho lớn nhanh, vượt qua biến động của thời tiết.
Nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cho rằng, chỉ có quản lý chặt môi trường nước mới có thể nuôi tôm thành công trong mùa nắng nóng. Họ luôn sử dụng men vi sinh, các chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường nước, diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp tôm nuôi ổn định phát triển. Thức ăn được bổ sung vitamin, men tiêu hóa giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng. Ông Cao Văn Trọng – hộ nuôi tôm có thâm niên ở thôn Hòa Bình (xã Tam Hòa, Núi Thành) cho biết: “Nuôi tôm mùa nắng nóng nhất thiết phải sục khí liên tục để cung cấp đủ ô xy. Với thời tiết cực đoan, tảo gây bệnh hoạt động mạnh nên phải dùng chế phẩm từ gừng, sả, tỏi để ngăn chặn, hạn chế tác hại gây các bệnh đường ruột, gan tụy ở tôm nuôi”.
Cần kỹ lưỡng chăm sóc
Trước diễn biến bất thường của thời tiết – nắng nóng kéo dài, mưa dông bất chợt ảnh hưởng xấu đến nghề nuôi tôm nước lợ, bà Hoàng Thị Kim Yến – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & Thú y Quảng Nam khuyến cáo hộ nuôi tôm thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động biện pháp quản lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần chú trọng quản lý, giám sát chặt chẽ vùng, cơ sở nuôi tôm. Đối với những khu vực có nguồn nước nguy cơ ô nhiễm, hạ tầng chưa đảm bảo, hệ thống thủy lợi còn sơ sài, không nên nuôi tôm mà có thể nuôi các loại cá dìa, chẽm, điêu hồng kết hợp với nuôi cua. Để vượt qua khó khăn do nắng nóng kéo dài, hộ nuôi cần mua tôm giống của công ty có uy tín, đã được xét nghiệm, kiểm định không có mầm bệnh và thả nuôi với mật độ phù hợp, chăm sóc đúng kỹ thuật.
Ông Trần Quảng Nam – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiệp vụ thủy sản – Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, tôm là động vật thủy sản rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Đặc biệt, mùa nắng nóng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, giảm năng suất và sản lượng tôm nuôi thương phẩm. Người nuôi tôm cần lưu ý các biện pháp chăm sóc, quản lý. Cụ thể, chỉ được thả giống khi nhiệt độ nước dưới 30 độ C, nên thả nuôi với mật độ thấp. Để hạn chế tác hại của nắng nóng, người nuôi nên sử dụng lưới che phủ. Khi có mưa dông lớn, cần tiến hành xả nước tầng mặt. Đồng thời tăng tần suất quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng gây thiếu ô xy tầng đáy, phát sinh khí độc. Mùa nắng nóng này người nuôi cần giảm lượng thức ăn chừng 20 – 30% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa, khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các khoáng chất, chất bổ dưỡng để tăng miễn dịch cho tôm.
Việt Nguyễn
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, từ đầu năm đến nay diện tích có tôm nuôi bị bệnh chết khoảng 260ha, trong đó 15,31ha bị bệnh đốm trắng, 5,8ha bị bệnh hoại tử gan tụy, còn lại bị bệnh do các yếu tố môi trường. Một trong các giải pháp thiết thực để nuôi tôm mùa nắng nóng cực đoan là áp dụng xi phông mỗi ngày. Việc thường xuyên xi phông sẽ giúp cho nước ao luôn sạch, giúp tôm phòng chống dịch bệnh và sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh.
- biến đổi thời tiết li>
- nuôi tôm li> ul>
- Ông Thính nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả
- Vụ nuôi cuối năm: Giá tôm tăng người nuôi vẫn thờ ơ
- Khuyến cáo người nuôi tôm rải vụ để tránh thua lỗ
- Những thách thức của ngành được trao đổi tại hội nghị bàn tròn nuôi tôm
- Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Hàng tấn tôm hùm không thể thông quan ở cửa khẩu Móng Cái
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 28-9-2023
- Bấp bênh tiêu thụ tôm hùm
- Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
Tin mới nhất
T7,30/09/2023
- Ông Thính nuôi tôm quảng canh cải tiến hiệu quả
- Vụ nuôi cuối năm: Giá tôm tăng người nuôi vẫn thờ ơ
- Khuyến cáo người nuôi tôm rải vụ để tránh thua lỗ
- Những thách thức của ngành được trao đổi tại hội nghị bàn tròn nuôi tôm
- Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Hàng tấn tôm hùm không thể thông quan ở cửa khẩu Móng Cái
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 28-9-2023
- Bấp bênh tiêu thụ tôm hùm
- Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt