Để Sóc Trăng đạt được sản lượng tôm nuôi hơn 201.000 tấn/năm và kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD (năm 2022), ngoài việc triển khai lịch mùa vụ nuôi tôm phù hợp, quản lý tốt các loại dịch bệnh trên tôm… thì mô hình nuôi tôm công nghệ cao là thành tố quan trọng…
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã góp phần nâng cao chất lượng và sản lượng tôm nuôi sau thu hoạch.
Năm 2022, diện tích nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hơn 54.000ha với mô hình nuôi truyền thống và nuôi công nghệ cao.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao được xem là một trong những cách thức nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì đây là mô hình nuôi quản lý tốt dịch bệnh trên tôm, tôm nuôi được nhiều vụ trong năm, đạt trọng lượng như mong muốn, tỷ lệ nuôi thành công cao, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty và hộ dân đầu tư mô hình.
Một trong những hộ dân nuôi tôm công nghệ cao khá thành công trong những năm qua được nhiều người dân địa phương biết đến là ông Tăng Văn Xúa, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).
Ông Xúa đã có hàng chục năm nuôi tôm bằng ao đất nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, ông đã chuyển đổi việc nuôi tôm từ ao đất sang nuôi tôm bằng ao lót bạt (nuôi công nghệ cao). Theo lời ông Xúa, ông có 4 ao nuôi tôm lót bạt (tổng diện tích hơn 4.000m2).
Để có mùa vụ nuôi tôm ăn chắc, ông thường chọn nuôi tôm 2 vụ/năm và năng suất tôm nuôi đạt khá cao, sau thu hoạch là 8 – 9 tấn/ao/năm, trừ chi phí lợi nhuận thu về từ 400 – 500 triệu đồng/ao, tổng thu nhập từ 4 ao nuôi tôm là 2 tỷ đồng/năm.
Ông Xúa tâm tình: “Mặc dù mô hình nuôi tôm bằng ao lót bạt tốn chi phí đầu tư nhưng cái lợi đem đến cho hộ nuôi là tôm ít gặp các loại dịch bệnh và thả nuôi được mật độ dày (từ 150 – 200 con/m2) nên tôm nuôi cho sản lượng lớn, chất lượng đạt chuẩn, đầu ra ổn định, giá bán cao, lợi nhuận rất tốt”.
“Mô hình nuôi tôm bằng ao lót bạt tốn chi phí đầu tư nhưng cái lợi đem đến cho hộ nuôi là tôm ít gặp các loại dịch bệnh và thả nuôi được mật độ dày”
Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng Đào Văn Bảy cho biết: “Mô hình nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất cao, với diện tích ao nuôi khoảng 1ha, thả nuôi mật độ 150 con/m2, sản lượng sau thu hoạch ước đạt hơn 30 tấn/ha/đợt. Với mô hình này, hộ nuôi tôm có thể thả nuôi được nhiều đợt trong năm.
Đồng thời, để đảm bảo tôm sinh trưởng tốt, hộ nuôi lưu ý trước khi thả nuôi tôm cần phải cải tạo ao thật kỹ; chọn con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; trước khi thả nuôi phải lấy mẫu xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như: đốm trắng, vi bào tử trùng, hoại tử gan tụy cấp; thả nuôi mật độ phù hợp khả năng đầu tư ao nuôi; thường xuyên kiểm tra môi trường trong ao nuôi để tầm soát các bệnh truyền nhiễm nêu trên để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để dịch bệnh lây lan trong các ao nuôi…”.
Theo thống kê của ngành chuyên môn, diện tích nuôi tôm theo mô hình lót bạt (công nghệ cao) trên địa bàn tỉnh hơn 5.681ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mỹ Xuyên, Trần Đề, Cù Lao Dung, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu.
Diện tích nuôi tôm công nghệ cao tăng dần theo từng năm, bởi hộ nuôi tôm nhận thấy đây là mô hình cho năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao đất. Với hiệu quả này, hộ dân có thể chuyển đổi mô hình nuôi tôm ao đất sang nuôi tôm công nghệ cao để các vụ tôm nuôi trong năm đều đạt năng suất cao, chất lượng đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
Thúy Liễu
Báo Sóc Trăng
- GrowMax – Niềm tự hào của ngành tôm Việt Nam vinh dự đạt Top 10 “Thương hiệu hàng đầu ASEAN 2023″
- Hóa chất trong nuôi tôm và những điều cần biết
- Ngành tôm Việt: Chiến lược lâu dài phải lấy nuôi trồng làm gốc
- 6 bí quyết cải thiện chất lượng đáy ao nuôi tôm
- Giá tôm nguyên liệu giảm, xuất khẩu chưa khả quan hơn
- Một số loại thức ăn phổ biến dùng cho tôm bố mẹ
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Nuôi tôm công nghệ cao cho năng suất tốt, thu nhập cao
- Cập nhật giá tôm ngày 18-3-2023
Tin mới nhất
T6,29/09/2023
- Khuyến cáo người nuôi tôm rải vụ để tránh thua lỗ
- Những thách thức của ngành được trao đổi tại hội nghị bàn tròn nuôi tôm
- Nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng nuôi trồng thủy sản
- Thị trường tôm bố mẹ tại một số quốc gia giai đoạn 2022-2023: Lo lắng và bi quan?
- Hàng tấn tôm hùm không thể thông quan ở cửa khẩu Móng Cái
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 28-9-2023
- Bấp bênh tiêu thụ tôm hùm
- Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
- Tôm hùm chết tại cửa khẩu: Hải quan Móng Cái lên tiếng
- Ngành tôm 6 tháng cuối năm: Đối đầu 2 kịch bản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt