Quý 1/2025, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính trên thế giới, trong đó Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia là những thị trường xuất khẩu lớn nhất.
Theo số liệu của Cục Hải quan, quý 1/2025, Việt Nam thu về 2,31 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản ra thế giới, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước (YoY). Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang 10 thị trường lớn nhất đạt 1,78 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 77% tỷ trọng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới.
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia là những thị trường xuất khẩu lớn nhất. Ảnh: ST
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 464 triệu USD trong quý 1/2025, tương ứng tăng 74% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 371 triệu USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ.
Các thị trường có kim ngạch trên 100 triệu USD còn bao gồm Nhật Bản với 358,9 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ; Hàn Quốc với 179,7 triệu USD, tăng 7,8% YoY.
Việt Nam còn xuất khẩu thủy sản sang Australia với giá trị 71,7 triệu USD, giảm 2,5% YoY; Anh với 64,2 triệu USD, giảm 4% YoY, đây là hai thị trường trong Top 10 có kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam còn thu về 69,8 triệu USD từ xuất khẩu thủy sản sang Thái Lan, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước; 61,8 triệu USD từ Canada, tăng 22% YoY; Đức với 49 triệu USD, tăng 26% YoY; Nga với 48 triệu USD, tăng 11% YoY và Brazil với 46,7 triệu USD, tăng 70% YoY.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam chi 760 triệu USD để nhập khẩu thủy sản từ thế giới, tăng 23% so với quý 1/2024. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ 10 thị trường lớn nhất đạt 576 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 75% tỷ trọng giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ thế giới.
Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với 119,4 triệu USD, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ là thị trường nhập khẩu đứng sau với 114 triệu USD, tăng 88,6% YoY.
Các thị trường nhập khẩu thủy sản trong Top 10 có mức tăng trưởng cao còn bao gồm Chile với +102% so với cùng kỳ, lên 42,8 triệu USD; Nhật Bản với +42% YoY, đạt 54 triệu USD.
Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Nauy cũng tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, lên 84,5 triệu USD; Trung Quốc với +11% YoY, đạt 75 triệu USD; Mỹ với +9,9% YoY, đạt 13,5 triệu USD và Đài Loan (Trung Quốc) tăng nhẹ 0,1% YoY, đạt 32,6 triệu USD.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Nga lại giảm 33,8% trong quý 1/2025, còn 16,7 triệu USD; từ Hàn Quốc giảm 19,3% YoY, đạt 21,8 triệu USD
Dương Anh
Nguồn: mekongasean.vn
- Skretting Việt Nam: Ký kết MoUs thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững tại ĐBSCL
- Doanh nghiệp tôm giống Bình Thuận trước thách thức di dời
- Ngành thủy sản chủ động ứng phó, thích ứng linh hoạt với mưa lũ
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Khi AI nuôi tôm
- Tỷ phú Cà Mau, đây là cơ ngơi đáng tiền của một nông dân nuôi tôm, nuôi cua đặc sản kiểu mới lạ
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Tôm Nhơn Trạch đắt hàng dịp lễ
- Trovan: Giải pháp quản lý đàn giống tối ưu
- Kiên Giang: Phát sinh 7 ổ dịch trên tôm nuôi ở huyện An Biên
Tin mới nhất
T5,03/07/2025
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân