Bacteriocin kháng lại vi khuẩn gây bệnh gan thận mũ trên cá tra

Nghiên cứu mới đây của Nguyễn Thị Thúy Hằng đã tìm ra dòng kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng lại vi khuẩn E. ictaluri gây ra bệnh gan thận mũ trên cá tra.

 

Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra ngày càng phổ biến và khả năng kháng thuốc kháng sinh ngày càng cao. Theo kết quả kháng sinh đồ của 50 chủng vi khuẩn E. ictaluri với mộ t số loại kháng sinh đã cho thấy rằng vi khuẩn E.ictaluri giảm tính nhạy trên nhiều loại kháng sinh như cefazoline (2%), cefalexin (2%), neomycin (6%), amoxicillin + clavulanic acid (8%) và ampiciline (14%). Trong khi đó, đa số vi khuẩn đã kháng flumenquin, trimethoprim + sulfamethoxazol và đã kháng với streptomycin (80%) (Từ Thanh Dung và cs, 2012).

Ngày nay, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược hoặc một số kháng sinh tự nhiên đã được nghiên cứu ứng dụng nhiều trong thực phẩm và phòng trị bệnh trên cá tôm. Trong đó, bacteriocin – sản phẩm được sinh ra từ vi khuẩn lactic và được xem là kháng sinh sinh học để chống lại vi khuẩn gây bệnh cũng được quan tâm. Ngoài ra, bacteriocin không gây ra phản ứng dị ứng cho con người và các vấn đề về sức khỏe, bị phân hủy nhanh bởi enzym protease, lipase. Do đó, việc đánh giá khả khả năng kháng khuẩn của bacteriocin trong điều trị bệnh gan, thận mủ trên cá tra do vi khuẩn E. ictaluri gây ra, sẽ mở ra hướng mới tích cực hơn trong việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá tra nói riêng và động vật thủy sản nói chung (Bakkal và cs, 2012). Kế t quả đá nh giá nà y nhằm cung cấp thêm những thông tin về bacteriocin có thể thay thế thuốc kháng sinh trong công tác phòng và trị bệnh cho cá tra

Thí nghiệm sử dụng bacteriocin trong điều trị bệnh gan, thận mủ trên cá tra do vi khuẩn E. ictaluri gây ra

Bacteriocin: hoạt chất là 3-HPA (3-Hydroxypropionaldehyde) được chiết xuất từ vi khuẩn Lactobacillus reuteri qua quá trình lên men yếm khí glycerol. Nồng độ hoạt chất sử dụng là 130 ppm.

Thí nghiệm được bố trí gồm 7 nghiệm thức (NT), mỗi NT lặp lại 3 lần:

– NT1: Thí nghiệm điều trị với nồng độ bacteriocin 10 mL/kg thức ăn

– NT2: Thí nghiệm điều trị với nồng độ bacteriocin 20 mL/kg thức ăn

– NT3: Thí nghiệm điều trị với nồng độ bacteriocin 30 mL/kg thức ăn

– NT4: Thí nghiệm điều trị với nồng độ bacteriocin 40 mL/kg thức ăn

– NT 5: đối chứng 1 (ĐC dương) Cá được gây cảm nhiễm vào ngày 0 và được cho ăn thức ăn không trộn bacteriocin

– NT6 đối chứng 2: Cá được tiêm dung dịch 0.85% NaCl vào ngày 0 và được cho ăn thức ăn không trộn bacteriocin

– NT7 đối chứng 3: Cá không được gây cảm nhiễm vào ngày 0 và được cho ăn thức ăn không trộn bacteriocin.

Cá được gây cảm nhiễm vào ngày 0 và được cho ăn thức ăn trộn với bacteriocin từ ngày đầu tiên có biểu hiện bệnh lý (từ 48 giờ sau khi tiêm vi khuẩn) và cho ăn liên tục trong 5 ngày.

Kết quả

Tỉ lệ sống của các nghiệm thức sau khi kết thúc thí nghiệm (14 ngày)

Qua nghiên cứu thấy được bacteriocin có khả năng kháng lại vi khuẩn gây bệnh gan thận mũ trên cá tra, tương ứng với các nghiệm thức bổ sung bacteriocin với liều lượng từ 10- 40 mL/kg thức ăn đều có tỉ lệ sống cao hơn đối chứng và cao nhất ở NT4  92,22% liều 40 mL/kg thức ăn.

Vì vậy, liều lượng bacteriocin thích hợp để điều trị bệnh gan thậ n mủ trên cá tra là 40mL/ Kg thức ăn cho cá ăn liên tục 5 ngày. Theo Nguyễn Văn Thành và Nguyễn Ngọc Trai (2012) đã thí nghiệm sử dụng bacteriocin từ dò ng vi khuẩ n Lactobacillus suntoryeus LH5 trong điều trị bệnh đốm đỏ do vi khuẩn A. hydrophyla và bệnh gan, thận mủ do E. ictaluri gây ra trên cá tra. Từ đó, cho thấy tiềm năng sử dụng bacteriocin để điều trị bệnh gan thận mủ và đốm đỏ cho cá Tra là rất lớn. Từ nhữ ng kết quả trên cho thấy rằng các sả n phẩm có tính kháng khuẩn như các bacteriocin có thể để sử dụng thay thế thuốc khá ng sinh trong phòng trị bệnh cho tôm cá nuôi.

Như Huỳnh tổng hợp

Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản

Tin mới nhất

T7,27/04/2024