[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Trong những năm gần đây tình hình biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiệm trọng đến nuôi trồng thủy sản. Sự tăng lên của nhiệt độ môi trường và hiện tượng nước biển dâng dẫn đến sự tăng độ mặn vùng cửa sông và xâm nhập mặn vào các vùng nước ngọt. Vệc xâm nhập mặn sẽ ảnh hưởng đến các loài thủy sinh nước ngọt, do đó nhóm nghiên cứu Trần Thị Thanh Hiền và Trần Tín Nhiệm trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi đỏ.
Cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) hay còn gọi là cá điêu hồng hiện được nuôi khá phổ biến và đang được xem là nguồn thủy sản xuất khẩu đầy tiềm năng bên cạnh cá tra, basa và tôm.
Cá điêu hồng là một loài cá nước ngọt, có khả năng chịu phèn kém nhưng có thể phát triển tốt ở vùng nước nhiễm mặn nhẹ 5 – 12%o, chúng có thể nuôi được trong môi trường nước mặn nhờ thừa hưởng tính trạng chịu mặn của bố mẹ O. aureus và O. niloticus và các loài chịu mặn cao O.mossambicus và O. hornorum. Cá rô phi đỏ có thể thích ứng với nước mặn bằng cách thuần hóa, thích nghi từ từ.
Độ tiêu hóa của thức ăn ngoài chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như thành phần và tính chất thức ăn, giống lòai, giai đoạn phát triển mà còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và nhiệt độ, độ mặn của môi trường.
Khi độ mặn gia tăng thì cá có thể bị stress do ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý, ngoài ra độ mặn cũng tác động lên khả năng tiết enzyme tiêu hóa cũng như hoạt tính của các enzyme này từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cá.
Bố trí thí nghiệm
Thuần độ mặn: Cá được thuần theo từng nghiệm thức bằng cách dùng nước ót pha với nước ngọt trong bể, tăng độ mặn lên 2ppt mỗi ngày cho đến khi đạt được độ mặn của từng nghiệm thức thì dừng lại.
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn kết hợp nhiệt độ lên tăng tốc độ tăng trưởng của cá rô phi đỏ gồm 12 nghiệm thức: kết hợp nhiệt độ khác nhau (28, 31, 34°C) và độ mặn (0, 6, 9, 12ppt). Nhiệt độ chỉ được điều chỉnh 31°C, 34°C vào ban ngày.
Thí nghiệm 2 xác định độ tiêu hóa. Cách bố trí như thí nghiệm 1. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp (35% protein thô, 5% lipid thô). Thức ăn thí nghiệm được trộn 1% Cr2O3 làm chất đánh dấu để xác định độ tiêu hóa của cá.
Kết quả: Nhiệt độ và độ mặn có ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá rô phi đỏ. Tốc độ tăng trưởng cao nhất được tìm thấy ở các nghiệm thức nước ngọt và và các nghiệm thức độ mặn cao kết hợp với nhiệt độ cao, 12ppt-34°C, 9ppt-34°C, 6ppt-34°C. Nhiệt độ gia tăng làm tăng lượng thức ăn ăn vào của cá do đó cá sẻ có tốc độ tăng trưởng tốt.
Trong khi đó độ mặn sẻ ảnh hưởng đến độ tiêu hóa vật chất khô và độ tiêu hóa protein nhưng không ảnh hưởng đến độ tiêu hóa lipid. Độ tiêu hóa của cá có khuynh hướng giảm khi gia tăng độ mặn ở các nghiệm thức.
Khi nuôi cá nước ngọt môi trường độ mặn, cá cần nhiều năng lượng hơn nhằm điều hòa áp suất thẩm thấu (Sardella et al., 2004). Ở nhiệt độ 34°C, cá có lượng thức ăn ăn vào cao hơn so với các mức nhiệt độ thấp hơn.
Khi độ mặn tăng thì hoạt động trao đổi chất của cá giảm nhưng cá lại phải tiêu tốn năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu. Khi nhiệt độ tăng lên trong khoảng tối ưu cho sự phát triển thì cá có tăng trọng cao nhất do cá tăng cường vận động, tăng cường bắt mồi; khi nhiệt độ tăng trên mức tối ưu thì tăng trưởng của cá bắt đầu giảm xuống.
>>> Ảnh hưởng sốc độ mặn trong giai đoạn thả giống lên sinh trưởng của tôm sú ương.
Luận văn cao học đại học cần thơ
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Entobel: Xây dựng nhà máy côn trùng công suất 10.000 tấn tại Việt Nam
- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận: 8 kiến nghị tháo gỡ khó khăn ngành tôm Việt Nam
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ecuador: Ký hiệp định thương mại FTA với Costa Rica
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
Tin mới nhất
T5,30/03/2023
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Entobel: Xây dựng nhà máy côn trùng công suất 10.000 tấn tại Việt Nam
- Chủ tịch Hiệp hội tôm giống Bình Thuận: 8 kiến nghị tháo gỡ khó khăn ngành tôm Việt Nam
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Ecuador: Ký hiệp định thương mại FTA với Costa Rica
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
- Cập nhật giá tôm ngày 30-3-2023
- Lợi thế ngành tôm Sóc Trăng
- Nhiệt độ cao: Bất hoạt các bào tử EHP
- Chiết xuất piperine từ tiêu: Nâng cao sức khỏe của tôm thẻ chân trắng
- Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm
- Cập nhật giá tôm ngày 27-3-2023
- Cần chủ động tôm giống bố mẹ để hạn chế phụ thuộc
- Trà Vinh: Tập trung hỗ trợ nông dân phòng bệnh cho tôm nuôi
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Xuất khẩu tôm sang các thị trường đồng loạt giảm hai con số
- Nuôi thủy sản ở rừng ngập mặn hướng đến kết hợp với du lịch trải nghiệm
- Tiềm năng hợp tác phát triển ngành thủy sản giữa Việt Nam-Ấn Độ
- Rừng ngập mặn chở che cho nuôi thủy sản
- Chi phí cao, thiếu an toàn, xúc tiến bán hàng kém thách thức ngành tôm Ecuador trong 2023
- Top 7 sản phẩm thủy sản Trung Quốc mua nhiều nhất từ Việt Nam
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng