Điểm lại các hệ thống nuôi tôm thâm canh khác nhau tại châu Á

[Người Nuôi Tôm] – Các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn, virus cũ và mới xuất hiện đã ảnh hưởng trầm trọng đến ngành tôm. Vài năm trở lại đây, nhiều quốc gia châu Á đã bắt đầu phát triển, sự dụng công nghệ sản xuất biofloc và hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn RAS, xử lý nguồn nước đầu vào, nước thải cho các hoạt động nuôi, áp dụng an toàn sinh học phòng, chống dịch bệnh.

 

Ao đơn sử dụng quản lý kênh chung

Sơ đồ hệ thống nuôi ao đơn và quản lý kênh chung ở trang trại nuôi tôm Dipasena, Indonesia

Ban đầu, trang trại được thiết kế và xây dựng dựa trên các đơn vị vận hành ao nuôi và một hệ thống kênh quản lý chung. Các ao được bố trí thành hàng với các kênh cấp và xả nước ở hai phía đối diện. Các kênh xả chính được xây dựng không chỉ để xả nước từ các ao nuôi mà còn được sử dụng làm đường dẫn nước cho các mục đích quản lý hậu cần bằng xuồng cao tốc hoặc sà lan. Nguồn nước được lấy trực tiếp từ khu vực bờ biển, nước thải xả ra các con sông lớn ở thượng nguồn giáp ranh với các khu vực nuôi. Các hoạt động sản xuất sử dụng kênh mương và một hệ thống ao duy nhất để sản xuất tôm sú cho đến khi xuất hiện mầm bệnh do virus gây ra, đặc biệt là WSSV những năm 1990. Hầu hết các trang trại nuôi tôm ở các nước, trong đó có Indonesia, đã bắt đầu điều chỉnh cách hoạt động, có thêm các ao trữ nước để xử lý nước nuôi trước khi sử dụng. Tuy nhiên, công ty Dipasena (một trang trại nuôi tôm lớn ở Indonesia) vẫn tiếp tục hoạt động bằng hệ thống ao nuôi đơn, dẫn đến sản lượng nuôi đạt được ở mức thấp và không bền vững.

Khi quá trình quản lý mới được tiến hành vào năm 2006, hệ thống ao nuôi đơn được thiết kế lại thành các mô-đun với 20% ao chứa ở phía kênh cấp chính. Việc thực hiện hệ thống mô đun này đã làm hồi sinh hoạt động sản xuất, dẫn đến việc sản xuất ổn định, áp dụng trao đổi nước tối thiểu và chỉ sử dụng nước đã được xử lý trong các ao nuôi. Tuy nhiên, mô hình này không có hệ thống xử lý nước thải ra từ ao nuôi trong suốt quá trình vận hành và thu hoạch. Vào thời điểm đó, cơ sở này cũng chuyển sang nuôi một loài mới, tôm thẻ chân trắng.

Sơ đồ một mô-đun của trang trại nuôi tôm Dipasena

 

Ao đơn có hệ thống xử lý nước thải

Trang trại nuôi tôm PT Sekar Abadi Jaya (SAJ) ở miền Tây Sumbawa, Indonesia, đã sử dụng nước biển trực tiếp cho các ao nuôi tôm của mình. Trang trại có một hệ thống xử lý nước thải hiệu quả bắt đầu với bể lắng và kênh nước chảy (racewway). Chất thải được xử lý qua hai giai đoạn trước khi thải trở lại đại dương (đã được Bộ Môi trường Indonesia kiểm tra và phê duyệt).

Sơ đồ một mô-đun có hệ thống xử lý nước thải của SAJ ở Sumbawa.

 

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn

Trang trại nuôi tôm P.T. Central Pertiwi Bahari (CPB) ở Lampung, Nam Sumatra, Indonesia, thuộc tập đoàn C.P hoạt động trên cơ sở mô-đun, mỗi mô-đun có 40 – 60 ao hình vuông, mỗi ao có diện tích 0,5 ha, có ao trữ nước và ao xử lý chất thải riêng, có một kênh tuần hoàn từ ao sản xuất sản xuất chảy vào ao lắng. Diện tích mặt nước của ao trữ/ao lắng từ 20 – 25% diện tích mặt nước ao nuôi. Hệ thống trang trại được thiết kế lại với sự trao đổi nước tối thiểu hoặc không thay nước vào các giai đoạn nhất định trong chu kỳ nuôi.

Sơ đồ Mô-đun của hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) của CPD, Indonesia

 

Ao đơn có ao chứa và hệ thống xử lý nước thải

Trang trại ở Kedah, phía tây bắc của Kuala Lumpur, Malaysia đã được thiết kế  hệ thống mô-đun an ninh sinh học từ các dãy ao đơn được bao phủ bằng polyethylene mật độ cao (HDPE) và các ao chứa để xử lý nước. Hai mô-đun được lót hết bằng bạt HDPE, các mô-đun còn lại chỉ được lót bờ bên trong ao. Trang trại vẫn có 226 ao, nhưng mỗi mô-đun mới bao gồm 20 ao, diện  tích 0,8 ha/ao và hai ao nuôi cá với diện tích từ 0,4 – 0,6 ha. Bốn ao (0,8 ha/ao) bên cạnh các kênh cấp chính đã được sửa đổi thành các ao trữ nước cho mỗi mô-đun.

Tất cả các cửa cống cấp và xả đã được xây dựng lại để tăng tính an toàn sinh học, đảm bảo không bị rò rỉ. Một hệ thống thoát nước trung tâm đã được lắp đặt để thoát bùn trong quá trình nuôi và làm tăng sức tải của ao nuôi. Hệ thống cung cấp nước biển chuyển nước qua bốn ao xử lý trước khi đến các ao nuôi – điều này đảm bảo chỉ có nước được xử lý đi vào các ao nuôi trong một mô-đun.

Mô-đun cơ bản có hệ thống xử lý nước đầu vào và hệ thống xử lý nước thải

 

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS)

Dự án iSHARP ở Malaysia được thiết kế như một hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS). Tất cả nước thải được đưa trực tiếp đến một ao lắng chính để xử lý nhằm tái sử dụng hoặc thải ra lại môi trường. Hệ thống xử lý có 4 pha: ngoại trừ ao lắng ra thì kênh xử lý có độ lớn thứ nhất và thứ hai chứa cá, vẹm, hào, rong biển để lọc sinh học các hạt lơ lửng và nitrat hóa các chất thải hòa tan, hai ao còn lại có sục khí và xử lý hóa học (bằng chlorin hoặc vôi) trước khi nước được cho quay trở lại kênh cấp chính để tái sử dụng hoặc thải ra bên ngoài. Các thông số chất lượng nước như: nhu cầu oxy hóa học và nhu cầu oxy sinh hóa, tổng đạm amon (Total ammonia nitrogen – TAN) cũng như phospho được kiểm tra thường xuyên dựa theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

Sơ đồ hệ thống nuôi tôm RAS của dự án iSHARP

 

Triển vọng và tầm nhìn

Có nhiều kiểu hệ thống được người nuôi tôm ở châu Á sử dụng, từ quản lý trên cơ sở các ao đơn cho đến các hệ thống RAS lớn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hệ thống chưa làm giảm được tác động của chúng đối với môi trường do lượng nước thải ra. Các nhà đầu tư và những người nuôi tôm quy mô nhỏ cần phải biết đến các hệ thống sản xuất hiện có khác để có cơ hội lựa chọn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp nuôi tôm cần tìm ra cách để ngăn chặn tốt hơn những ảnh hưởng này, bao gồm cả việc thực hiện nhiều hơn các chương trình chứng nhận như “Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất” của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Theo Nyan Taw, PH.D

Shrimp Aquaculture Consultant Former Sr. Technical Adviser/GM Blue Archipelago BHD, Malaysia, CTA of FAO Projects of the UN, and SVP/ VP of integrated shrimp farming companies (Dipasena and CPB) in Indonesia, Kuala Lumpur, Malaysia

Tin mới nhất

T4,01/05/2024