Tảo lam trong ao nuôi thâm canh cá rô đồng, cá lóc, xuất hiện từ giai đoạn thả cá bột, cá giống, đến giai đoạn nuôi thương phẩm. Tảo lam, tảo xanh hay vi khuẩn lam phần lớn xuất hiện dưới dạng tập đoàn, đa bào hình sợi, hình chuỗi hạt đơn hay phân nhánh.
Tảo lam trong ao nuôi nước ngọt
Trong môi trường ao nuôi nước ngọt, tảo lam chia thành 2 dạng, dạng sợi và dạng hạt. Tảo lam dạng sợi thường thấy như: Nostoc sp., Anabaena sp., Oscillatoria sp.,… Tảo lam dạng hạt thường thấy như Microcystis sp.
Tảo lam xuất hiện mật độ dày thêm theo thời gian nuôi, theo mức độ ô nhiễm của ao nuôi. Khi tảo lam xuất hiện nhiều, có thể quan sát bằng mắt thường, thấy nước có màu xanh đậm, xanh rau má, nổi thành váng xanh trên mặt nước.
Khi trời nắng gắt, tảo thường nổi dày thành từng đám trên mặt nước, khi trời có gió, tảo thường dạt phía cuối gió. Khi tảo xuất hiện nhiều, nước keo sệt, có mùi hôi, tanh. Ao nhiều tảo lam, cá rô đồng, cá lóc, thường nổi đầu sáng sớm, đớp móng, di chuyển khó khăn. Khi tảo già, phase cuối cùng trong chu kỳ phát triển, tảo tàn, lắng xuống đáy, gây ô nhiễm nước, sinh khí độc.
Trong nuôi thâm canh cá rô đồng, cá lóc, mật độ thả nuôi hai loài cá này thường rất cao. Thường nuôi cá rô đồng, thả từ cá bột, hoặc trứng, mật độ cá bột trung bình 500.000 – 1.000.000 cá bột/1.000 m2 ao. Nuôi cá lóc, nên thả từ cá giống, mật độ thả 70 – ≥ 80 con/m2 ao, cỡ cá 300 – 500 con/kg.
Khi tảo già, phase cuối cùng trong chu kỳ phát triển, tảo tàn, lắng xuống đáy, gây ô nhiễm nước, sinh khí độc. Ảnh: VietNam Plus
Nguyên nhân xuất hiện tảo lam
Do thả nuôi mật độ dày, kiểm soát lượng thức ăn dư thừa không tốt, lượng phân cá thải ra môi trường nhiều, kết hợp phù sa, chất lơ lửng…nên lượng dinh dưỡng dưới dạng chất hữu cơ, tích tụ đáy ao rất lớn.
Trong đó lượng Ni tơ (N) chiếm ưu thế so với Phospho (P), là điều kiện để tảo lam phát triển mạnh trong ao. Đối với nuôi thủy sản nói chung, nuôi 2 loài cá trên nói riêng, tảo lam được xem là tảo độc hại, vì một số loài tảo lam tiết ra chất độc, một số loài thường gây hiện tượng nở hoa trong nước, gây ô nhiễm môi trường nuôi. Khi hàm lượng muối dinh dưỡng cao trong ao nuôi, là điều kiện lý tưởng cho nhóm tảo lam phát triển.
Mặt khác, trong quá trình triển khai vụ nuôi mới, việc cải tạo, xử lý, sên vét bùn đáy ao nuôi không kỹ, không bón đúng loại vôi, dùng vôi không đủ liều lượng, không phơi nắng ao đúng thời gian, lấy nước không qua khâu lắng, lọc, xử lý nước không triệt để…Để tảo lam xâm nhập vào ao nuôi, bùng phát theo thời gian nuôi, với sự hỗ trợ của chất dinh dưỡng sẵn có trong ao, gây ô nhiễm nguồn nước.
Trong đó, chọn một loại thức ăn không phù hợp về hàm lượng đạm và thành phần dinh dưỡng, về size cỡ so với tuổi cá, trọng lượng cá, giai đoạn nuôi, quy trình nuôi…Cũng như định lượng thức ăn trong ngày, liên quan sức khoẻ cá, chất lượng môi trường, diễn biến thời tiết, số lần cho ăn trong ngày, dinh dưỡng bổ xung phối trộn…chưa được người nuôi điều tiết, áp dụng hợp lý.
Ngay từ công đoạn chuẩn bị ao nuôi, cần sên vét kỹ bùn đáy ao, loại bùn ra xa khu ao nuôi. Nên dùng vôi sống, vôi bột CaO hoặc vôi tôi, vôi cục Ca(OH)2, bón xuống ao, liều 25 – 30 kg/100 m2 ao, sau đó phơi nắng 3 – 5 ngày.
Tác hại của tảo lam trong ao nuôi nước ngọt
Tảo phát triển, gây cản trở trong quá trình hô hấp của cá, cá bị tổn thương mang, tổn thương hệ hô hấp, cơ thịt có mùi hôi. Khi tảo phát triển mạnh trong ao đang nuôi cá, gây khó khăn trong quá trình xử lý, ngăn chặn, gây ảnh hưởng đến phát triển, sinh trưởng, tỷ lệ sống cá nuôi, tốn kém chi phí xử lý, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Khi tảo lam phát triền mạnh trong ao, pH trong ao nuôi dao động liên tục, chệnh lệnh lớn giữa ngày và đêm.
Tảo phát triển, gây cản trở trong quá trình hô hấp của cá, cá bị tổn thương mang, tổn thương hệ hô hấp, cơ thịt có mùi hôi. Ảnh: awwatersheds.org
Đặc biệt, từ chiều tối đến sáng sớm, là thời gian tảo lam thực hiện quá trình hô hấp, tảo lam trong ao sử dụng một lượng lớn oxy trong môi trường, cùng với đó là việc tảo lam thải ra lượng lớn CO2, làm pH trong ao lúc này giảm thấp so với ban ngày, khi có ánh sáng mặt trời, tảo lam trong ao thực hiện quá trình quang hợp. ao nuôi thường dư thừa lượng oxy, và pH trong ao nuôi cá thường rất cao (> 8,5).
Một trong những điều kiện cần, để tảo lam tồn tại, phát triển, trong ao nuôi 2 loài cá trên bao gồm chất dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ. Khi ánh sáng, nhiệt độ chủ yếu do yếu tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ quyết định, khả năng can thiệp của người nuôi rất hạn chế.
Tuy nhiên, vấn đề chất dinh dưỡng trong ao nuôi, do người nuôi cá chủ động điều tiết. Nói cách khác, việc để hình thành chất dinh dưỡng, để chất dinh dưỡng tích luỹ hữu cơ, để chất hữu cơ phân huỷ gây ô nhiễm đáy ao, nguồn nước, phát sinh khí độc…là do việc quản lý chủ quan của người nuôi cá.
Xử lý tảo lam trong ao nuôi nước ngọt
Trước khi lấy nước vào ao nuôi theo yêu cầu, người nuôi nên cho nước qua ao lắng, lọc, xử lý nước trước khi cấp cho ao nuôi. Nếu lấy nước trực tiếp vào nuôi, nên dùng túi lọc nước, túi làm bằng vải, chồng 2 – 4 lớp.
Tuỳ theo mục đích nuôi, nếu nuôi thương phẩm, khi mới thả cá giống, mức nước ban đầu ở mức 0, – 0,8 m, sau 20 ngày nuôi, dâng nước ao từ từ lên 1,2 – 1,8 m. Tiến hành xử lý nước bằng Sulfat đồng (CuSO4) liều 3 – 5 g/m3 nước, hoặc oxy già (H2O2), liều 3 – 5 lít/1.000 m3 nước.
Sau đó, dùng Chlorin Ca(ClO)2, hoặc Trichlorocyanuric axít – TCCA (C3N3O3Cl3)…liều lượng sử dụng theo nhà sản xuất sản phẩm hướng dẫn trên bao bì. Nước sau 2 ngày xử lý bằng các hoá chất, có thể sử dụng để nuôi cá.
Trong quá trình nuôi cá, giảm diện tích chiếu sáng bằng lưới lan, dâng nước ao lên cao ≥ 1,5m, dịnh kỳ chủ động thay 30 – 50 % nước đáy nhằm giảm mật độ tảo, kiểm soát khí độc thông qua ổn định pH, độ kiềm trong ao bằng Canxi Sulfate (CaSO4) hoặc Can xi Chlorua (CaCl2), phèn nhôm đơn Al2(SO4)3.14H2O, hoặc bằng vi sinh, định lượng thức ăn hàng ngày cho cá hợp lý…là các biện pháp hạn chế tảo lam phát triển, bùng phát trong ao.
Người nuôi có thể dùng Sodium Carbonate Na2CO3 có tác dụng loại bỏ CO2 trong nước. Khi tảo lam xuất hiện trong ao nuôi, diệt tảo bằng Sulfat đồng (CuSO4) liều 1- 2 g/m3 nước, oxy già (H2O2), liều 2 – 3 ml/m3 nước.
Sử dụng phối hợp 2 loại vôi, vôi bột CaO đánh vào ban đêm 21 – 22g, liều 40 – 60 kg/1.000 m3 nước, vôi CaCO3 đánh vào ban ngày, liều 60 – 80 kg/1.000 m3 nước. Sau khi đánh vôi, kết hợp đánh Yucca, Zeolite, vi sinh EM, vi sinh có thành phần Nitrosomonas, Nitrobacter, Rhodobacter sp, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis, Bacillus subtilis.
Bacillus sp. nhóm vi sinh có lợi tham gia sử dụng, phân hủy các hợp chất hữu cơ. Ảnh: mybinh.com.vn
Các nhóm vi sinh có lợi tham gia sử dụng, phân hủy các hợp chất hữu cơ như: Bacillus sp., Clostridium sp, Lactobacillus sp, L.acidophilus, Streptococcus sp., Sacharomyces sp…Cùng các loại Enzyme, xúc tác quá trình phân hủy của các vi sinh vật như: Protease, Lipase, Amylase, Chitinase, phytase….Đánh vôi, vi sinh, Enzyme đến khi đục nước, diệt trừ tận gốc số tảo lam bám dưới nền đáy ao.
Lý Vĩnh Phước
Tepbac.com
- xử lý tảo lam trong ao nuôi li> ul>
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Đi sâu vào ngành sản xuất tôm của Trung Quốc
- Aquaculture Vietnam sẽ trở lại vào tháng 3 năm 2026
- Giá tôm tăng tại Trung Quốc khi nguồn cung giảm từ Ecuador, Ấn Độ
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
- Amoniac trong ao tôm: Chiến lược kiểm soát hiệu quả
- Xuất khẩu tôm có thể đạt 4 tỷ USD trong năm 2024
- Nuôi tôm vụ nghịch: Lợi nhuận lớn, rủi ro cao
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 11/2024
- Giá tôm Indonesia giai đoạn 2023-2024: Giải mã nguyên nhân sụt giảm
- Chiết xuất riềng đỏ: Ức chế vi khuẩn gây bệnh phân trắng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt