Các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia đang đứng trước cơ hội lớn để đưa tôm hùm vào Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn đang cấm nhập khẩu mặt hàng này từ Australia…
Indonesia hiện là nhà cung cấp tôm hùm lớn thứ 5 của Trung Quốc – Ảnh: Getty Images
Theo dữ liệu từ Tổng cục thống kê Trung Quốc, hiện nhà cung cấp tôm hùm bông chính của nước này là New Zealand – chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu. Theo sau là Mexico và Mỹ với thị phần lần lượt là 20% và 16%.
Trong khi đó, ba nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đang phấn đấu tăng thị phần tôm hùm ở đất nước tỷ dân, đặc biệt kể từ khi tầng lớp trung lưu của nước này bắt đầu tăng mạnh vào thập niên 2010.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), gần 4 năm qua, cánh cửa để ba quốc gia nói trên đưa tôm hùm vào Trung Quốc càng rộng mở khi Bắc Kinh cấm nhập khẩu tôm hùm từ Australia nhằm phản ứng với việc Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc của virus corona gây đại dịch Covid-19. Dù quan hệ giữa hai quốc gia này đã được cải thiện từ năm ngoái, lệnh cấm vẫn chưa được gỡ bỏ.
Năm 2023, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam chiếm khoảng 6,8% thị phần nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc, tăng gấp đôi so với năm 2019. Bên cạnh hiệu ứng từ lệnh cấm nói trên, sự gia tăng thị phần này cũng đến từ việc Trung Quốc xích lại gần hơn các nước láng giềng Đông Nam Á nhằm giảm tác động từ căng thẳng địa chính trị với phương Tây. Ở chiều ngược lại, tiềm năng thị trường tôm hùm Trung Quốc cũng tạo sức hút lớn để các nhà xuất khẩu Đông Nam Á gia tăng sự hiện diện tại đây.
Dữ liệu hải quan cho thấy Indonesia hiện là nhà cung cấp tôm hùm lớn thứ 5 của Trung Quốc, với kim ngạch đạt 18,27 triệu USD trong năm 2023, tăng gần 44% so với năm trước. Nước này hiện chiếm 2,9% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc.
Còn Thái Lan, nhà cung cấp lớn thứ 7, ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tôm hùm vào Trung Quốc tăng gấp 160 lần kể từ năm 2019, từ 88.123 USD lên 14,1 triệu USD năm ngoái, tương đương thị phần 2,2%.
Vào năm 2019, một năm trước khi lệnh cấm có hiệu lực, Australia chiếm tới 50% kim ngạch nhập khẩu tôm hùm của Trung Quốc.
Doanh nghiệp Mỹ cũng đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần tôm hùm ở Trung Quốc khi Australia vắng bóng – Ảnh: ABC News
“Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn và việc Australia rút khỏi đây mở ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu hải sản Đông Nam Á”, ông Seng Wun, cố vấn kinh tế tại công ty dịch vụ tài chính CGS CIMB Securities ở Singapore nhận xét.
Ông Song cũng cho biết, do lệnh cấm của Trung Quốc đối với tôm hùm Australia, một lượng lớn tôm hùm từ nước này cũng trở nên rẻ hơn, vừa túi tiền của người tiêu dùng trong khối ASEAN.
Tuy nhiên, năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu tôm hùm Việt Nam của Trung Quốc giảm đáng kể từ gần 39% tổng kim ngạch vào năm 2022 xuống còn 1,7% năm ngoái (mức tương đương năm 2019). Việt Nam hiện tụt xuống vị trí thứ 8, sau Thái Lan và Indonesia.
“Ngành tôm hùm Việt Nam không có quy trình nuôi thả tôm hùm tiên tiến như của Australia, và nhiều ngư dân còn đánh bắt tôm hùm hoang dã. Việc này rõ ràng vi phạm quy định về bảo vệ động vật của Trung Quốc. Đó là lý do năm ngoái Bắc Kinh dừng nhập khẩu nhiều loại tôm hùm từ Việt Nam”, ông Song phân tích.
Bên cạnh các nhà nhập khẩu Đông Nam Á, doanh nghiệp Mỹ cũng đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần tôm hùm ở Trung Quốc khi Australia vắng bóng. Năm 2023, Mỹ chiếm gần 16% thị phần tôm hùm nhập khẩu tại đất nước tỷ dân, tăng từ 2,9% năm 2019. Giá trị thương mại liên quan tới mặt hàng này đã tăng gấp 3,5 lần lên 97,33 triệu USD.
Tuy nhiên, tôm hùm từ các quốc gia trên vẫn chưa đủ để lấp dầy khoảng trống gây ra bởi lệnh cấm trên. Ba năm trước lệnh cấm, Trung Quốc nhập khẩu hơn 900 triệu USD tôm hùm mỗi năm. Nhưng từ năm 2021, con số này giảm xuống khoảng 600 triệu USD. Năm ngoái, nước này nhập khẩu 629 triệu USD tôm hùm, giảm 31% so với năm 2020.
Năm 2023, Bắc Kinh đã gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than đá từ Australia khi quan hệ song phương được cải thiện. Động thái này khiến thị trường dự báo rằng tôm hùm Australia cũng sẽ sớm được trở lại Trung Quốc.
“Nếu cuộc chiến thương mại nhỏ này không sớm được cải thiện, có thể sẽ có những thay đổi khó đảo ngược ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà xuất khẩu tôm hùm Australia”, ông Jayant Menon, quản lý cấp cao tại viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore), nhận định.
Theo ông Menon, kể cả trong trường hợp quan hệ Australia-Trung Quốc được khôi phục hoàn toàn, một khi các mối quan hệ thương mại mới với những nhà cung cấp mới đã được thiết lập vững trãi, việc đảo ngược lại sẽ gây tốn kém.
Trung Quốc cũng đang tìm phương án tự nuôi nhiều loại tôm hùm để đáp ứng nhu cầu trong nước. Từ năm 2019, nước này bắt đầu nuôi tôm hùm bông – giống loại của Australia – ở khu tự trị Tân Cương với việc xây dựng các ao nuôi có môi trường giống nước biển. Từ đầu tháng này, giống tôm hùm Đông Âu nuôi ở Tân Cương đã được chuyển tới Chiết Giang và Giang Tô để nhân giống.
Về phần mình, Australia vẫn hi vọng sẽ sớm được đưa tôm hùm trở lại Trung Quốc.
“Ngành tôm hùm Australia đã nỗ lực hết sức để tối hưu hóa hiệu quả chuỗi cung ứng giữa nước này và Trung Quốc để đưa mặt hàng này ra thị trường còn tươi nhất có thể”, ông James Clarke, chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Australia Trung Quốc, cho biết. “Chúng tôi tin rằng sản phẩm cao cấp từ Australia vẫn mang lại chất lượng và giá trị nổi trội cho người tiêu dùng Trung Quốc”.
Ngọc Trang
Nguồn: vneconomy.vn
- tôm hùm li>
- xuất khẩu tôm hùm li> ul>
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
- Trà Vinh: Giá tôm thương phẩm tăng, người nuôi có lợi nhuận khá
- Thanh Hóa: Người nuôi tôm thiệt hại hơn 2 tỷ đồng do mưa lũ
Tin mới nhất
T4,09/10/2024
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Nghệ An: Ứng dụng công nghệ quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt