Tìm hiểu cấu tạo của vỏ tôm

Cơ thể tôm có lẽ đã rất quen thuộc với mọi người, tuy nhiên cấu tạo chi tiết cơ thể tôm như thế nào, đặc biệt là lớp vỏ với lời đồn thổi đầy canxi của chúng. Liệu tất cả có làm bạn ngạc nhiên khi đọc bài viết dưới đây?

Vỏ tôm – Áo giáp của loài tôm

Tôm là loài động vật giáp xác với bộ giáp xác mười chân. Tôm đa phần là động vật ăn tạp sống ở dưới nước, bao gồm ở nước biển như tôm hùm, tôm sú..; các loài sống ở vùng nước ngọt như tôm đồng và cả nước lợ như tôm càng xanh.

Tôm bò bằng chân dưới nước, chúng khua chân để bơi và đặc biệt cách bơi ngược bằng cách gập người để có sức bật ngược trong một số trường hợp thoát hiểm. Trừ các loại tôm sống kí sinh cùng với các loài ốc thì hầu hết các con tôm đều có cấu tạo giống nhau.

Thân tôm được bao bọc bởi lớp vỏ cứng cáp bên ngoài

Phần giáp đầu (ngực tôm), vỏ cơ thể và đuôi tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin. Đây là một polymer chuối dài của N-Acetylglucosamine, một dẫn xuất của glucose có thể tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên. Cấu trúc chính của kitin là có thể sánh ngang với những cellulose polisaccarit. Khi xét về mặt chức năng thì nó được so sánh với protein keratin.

Vỏ tôm cứng cáp do thêm canxi, các tác dụng che chở và giúp hệ cơ phát triển. Ngoài ra phần vỏ tôm chứa sắc tố làm cho tôm thay đổi theo môi trường.

Vỏ tôm có tác dụng như bộ xương ngoài cấu tạo bằng kitin cùng canxi nên vỏ tôm cứng cáp, với nhiệm vụ bảo vệ, che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển. Trong thành phần vỏ cơ thể còn chứa các sắc tố làm vỏ tôm có màu sắc khác nhau tùy vào màu sắc của môi trường sống.

Phần vỏ của tôm cũng bao gồm ba lớp:

– Một lớp biểu bì ngoài cùng mỏng (epicuticle).

– Một lớp biểu bì trung gian (exocuticle) dày hơn.

– Một lớp biểu bì trong cùng (endocuticle) nằm trên lớp tế bào biểu mô dưới vỏ (epidermis) và các mô liên kết.

Cách nào để làm tôm nhanh cứng vỏ sau khi lột xác

Ở các loài giáp xác như tôm cua thì quá trình lột xác là quá trình lặp đi lặp lại trong quá trình sống của chúng. Điều này diễn ra khi tôm đạt đến một kích cỡ nhất định cũng như đủ các yếu tố sinh học khác, giúp chúng cởi bỏ lớp “áo” cũ chật chội và mang lên mình lớp áo mới, từ đó tôm to hơn nặng hơn. Ở lứa tuổi nhỏ, quá trình lột xác diễn ra thường xuyên và thời gian giữa các lần khá ngắn. Khi tôm lớn thời gian giữa các lần sẽ cách xa lâu hơn.

Cần nắm rõ chu kỳ lột xác và đảm bảo các yếu tố môi trường ao nuôi trong quá trình trước và sau khi tôm lột vỏ để có thể hỗ trợ tôm lột xác dễ dàng, nhanh cứng vỏ.

Thân tôm được bao bọc bởi lớp vỏ cứng cáp bên ngoài. Ảnh: Tép Bạc

Phần vỏ già giữa xương và bụng bị tách ra, đầu tiên là phần đầu rút lại, sau đó là phần bụng và các phần phụ. Tôm được kéo ra khỏi lớp vỏ cũ bằng cách uốn cong toàn bộ cơ thể, với tôm trưởng thành chỉ mất 5-7 phút cho quá trình này. Vỏ mới của tôm thẻ trưởng thành sẽ cứng lại sau 1-2 ngày, và vỏ mới của tôm nhỏ sẽ cứng lại sau khoảng 1-2 giờ.

Người nuôi cần đảm bảo oxy hòa tan trong nước ao nuôi chuẩn mực từ 4 – 6 mg/l trong quá trình tôm lột xác, khi phát hiện dấu hiệu lột xác nên tăng cường quạt nước, sục khí.

Giữ độ pH trong ngưỡng thích hợp khoảng 7 – 8,5 (tốt nhất là 7,5 – 8).

Nên chẩn đoán và phát hiện các bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra trên tôm.

Sau khi tôm lột xác độ kiềm sẽ giảm vì các ion đã được sử dụng để tạo thành lớp vỏ mới. Trong trường hợp này, bà con nên điều chỉnh độ kiềm từ 100-200 ppm là phù hợp.

Bổ sung các khoáng chất cần thiết, chẳng hạn như canxi, magie, kali, phốt pho, natri clorua, mangan, Vitamin C,  v.v. giúp tôm cứng cáp nhanh và chọn thức ăn giàu dinh dưỡng đến những uy tín để sử dụng.

Không nên sử dụng một số loại thuốc kích thích lột xác hoặc hoocmon vào mùa mưa, vì lượng mưa nhiều làm tôm lột xác không đều, ao nuôi thiếu oxy, khí độc cao, nước thiếu khoáng, bà con cần bón thêm vôi bột để duy trì độ pH và ngăn tôm lột vỏ giai đoạn này.

Vỏ tôm có thật sự chứa canxi như người ta vẫn hay nói?

Có rất nhiều quan niệm sai lầm về việc vỏ tôm có canxi ko hay ăn vỏ tôm có canxi không? Tuy nhiên, theo những nghiên cứu của các chuyên gia thì trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít canxi. Đa số hàm lượng canxi có trong tôm sẽ đến từ phần thịt tôm. Còn độ cứng của vỏ tôm đến từ thành phần kitin. Đây là một dạng polymer chuỗi dài giúp lớp vỏ bên ngoài của một số động vật được cứng cáp hơn.

Vỏ tôm có thể gây ra một số bệnh lý gây hại cho sức khỏe người dùng. Ảnh: haisantrungnam.vn

Thành phần chủ yếu của vỏ tôm kitin là một chất có vỏ của nhiều loài động vật và rất khó tiêu hóa. Đây chính là một trong những lý do mà các bạn không nên ăn vỏ tôm đặc biệt là những ai có vấn đề về tiêu hoá, người bệnh, trẻ nhỏ. Nếu như ăn quá nhiều vỏ tôm có thể dẫn đến khó chịu, đau bụng.

Thậm chí, chất kitin có trong vỏ tôm có thể kết hợp với những chất khác có trong các loại thực phẩm chúng ta ăn tạo ra các chất có độc tố khiến cơ thể nhiễm độc và xuất hiện các triệu chứng như:

– Nôn mửa và tiêu chảy không dứt.

– Xuất hiện cơn đau dạ dày, chuột rút kéo dài gây khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.

– Sưng vùng cổ họng, lưỡi và phần môi dưới gây khó thở, thở gấp nổi các nốt mẩn ngứa trên da.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng vỏ tôm trên thực tế không chứa nhiều canxi và cũng không chứa bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Chính vì vậy, việc loại bỏ vỏ tôm khi chế biến là điều vô cùng cần thiết và hoàn toàn không lãng phí.

Mây

Nguồn: Tép Bạc

Tin mới nhất

T4,09/10/2024