Ngay từ đầu năm 2017, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã triển khai nhiều mô hình kinh tế mới đem lại giá trị cao, trong đó có mô hình nuôi cua trứng thương phẩm. Để phát huy giá trị sản phẩm, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đã phối hợp các địa phương, trạm khuyến nông, khuyến ngư cơ sở triển khai thực hiện mô hình nuôi cua trứng thương phẩm. Đây là mô hình tương đối dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, không tốn kém nhiều thời gian chăm sóc.
Đặc biệt, sản phẩm này đang được thị trường ưa chuộng, vì thế sức tiêu thụ ổn định, thuận lợi. Nguồn thức ăn cho cua tương đối dồi dào, dễ kiếm, như: cá tạp, thức ăn công nghiệp… Xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới đang triển khai hiệu quả mô hình thương phẩm này.
Xã Quang Phú hiện có 2.800m2 diện tích nuôi cua trứng thương phẩm. Mô hình bắt đầu được triển khai thực hiện từ tháng 3-8/2017. Sau 5 tháng thực hiện, nhìn chung, cua phát triển khá tốt, bảo đảm các tiêu chỉ tiêu yêu cầu. Trọng lượng trung bình khi thu hoạch đạt 270g/con. Tổng doanh thu ước đạt khoảng 258 triệu đồng sau khi trừ chi phí trên 35 triệu đồng.
Đặc điểm nổi bật của nuôi cua trứng thương phẩm là mùa vụ nuôi có thể quanh năm, nhưng thích hợp nhất vẫn là từ tháng 3 đến tháng 8. Những tháng mùa mưa cũng có thể nuôi cua, tuy nhiên, sự biến động lớn về nhiệt độ, độ mặn, độ phèn… có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cua nuôi.
Nói về kỹ thuật nuôi, chị Nguyễn Thị Liễu, một trong những hộ nuôi ở xã Quang Phú cho biết, bà con nên thả cua vào buổi sáng, cua được thả đều khắp ao. Thả cua sát mép nước để cua tự bò xuống. Trước khi thả, cần chú ý độ mặn, nếu độ mặn quá chênh lệch, người nuôi cần thuần hoá rồi mới thả.
Nên thả vào lúc nhiệt độ còn thấp (7 – 9 giờ sáng). Cua thích sống ở đáy (chất đáy cát pha bùn) hoặc bám vào các thực vật thủy sinh, cua bột có thể sống được ở nước độ mặn 7- 15o/oo và thấp hơn, ăn các động vật nhỏ và thức ăn chế biến, rong, tảo. Cua bột 2, 3 (cua C2- C3) có kích thước 0,5 cm, có thể thả trực tiếp xuống ao nuôi cua thương phẩm nếu như đáy ao nuôi được cải tạo triệt để, có lưới chắn xung quanh bờ, nước nuôi được xử lý tốt và phải được loại bỏ cua, cá tạp… trước khi lấy vào ao nuôi.
Tuy nhiên, phần lớn các ao nuôi cua khó có thể làm được điều đó nhất là việc nuôi cua trong ao ở vùng triều diện tích lớn. Vì vậy, cua thả nuôi phải đạt kích cỡ lớn hơn để bảo đảm tỷ lệ sống cao hơn. Khi thả cua cần thả thêm cua đực với tỉ lệ 15 – 20% so với cua cái để cua cái.
Có thể thấy, mô hình nuôi cua trứng thương phẩm khá phù hợp với điều kiện nuôi của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, nhất là ở những vùng nuôi tôm nhiều năm bị dịch bệnh, bỏ hoang. Hiệu quả mô hình không chỉ giải quyết khó khăn về kinh tế, tạo việc làm mà còn bảo đảm nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi, bởi sản phẩm có giá bán cao, nhu cầu lớn, dễ tiêu thụ.
Hiệu quả đạt được của mô hình sẽ là tiền đề quan trọng để nhân rộng phát triển nuôi cua trứng thương phẩm trên vùng ao đất nuôi tôm thường hay dịch bệnh. Cua có thể được nuôi đơn hoặc nuôi xen ghép với các đối tượng tôm, cá khác.
So với cua thịt, giá của cua trứng thường cao gấp 1-2 lần. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích và đối tượng nuôi, giúp người dân tiếp cận với kỹ thuật nuôi cua trứng, thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để mô hình kinh tế này ngày càng pháp triển ổn định và lâu dài; đồng thời, tiếp tục cấp thêm kinh phí để triển khai nhân rộng mô hình thực hiện trên vùng ao đất hiện có cho người dân.
Hiền Phương
Nguồn: Báo Quảng Bình
- ao nuôi li>
- cua trứng thương phẩm li>
- kỹ thuật li>
- nuôi cua trứng li>
- thị trường li> ul>
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Tin mới nhất
T6,11/10/2024
- Israel: Cải thiện gen tôm càng xanh nhờ công nghệ AI và CRISPR
- IMVN: Hiểu rõ để phòng ngừa và khắc phục
- Ngành tôm miền Bắc: Ảm đạm sau bão lũ
- Vietstock 2024 phiên bản kỷ niệm đặc biệt: Dẫn đầu sáng tạo và hợp tác
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt