[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Cá tra và cá rô phi là hai đối tượng nuôi thủy sản chủ lực tại Việt Nam. Sản xuất số lượng lớn giống chất lượng cao cần phải kết hợp nhiều yếu tố như quản lý dịch bệnh, dinh dưỡng, môi trường…Tuy nhiên, việc quản lý chất lượng đàn cá giống bố mẹ đóng vai trò quan trọng.
Đó là nội dung được đề cập trong hội thảo “Quản lí đàn cá giống bố mẹ” do Hội đồng xuất khẩu Đậu tương Hoa Kỳ (USSEC) và Hội nghề cá Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 6/8/2022 tại Hà Nội.
Toàn cảnh hội thảo
Tham dự hội thảo có đại diện Tổng Cục Thủy sản, Hội Nghề cá Việt Nam, Viện nghiên cứu, Trường, các trại sản xuất giống, các doanh nghiệp nuôi thủy sản…
TS Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Phạm Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho biết, chất lượng giống rất quan trọng, quyết định việc nuôi trồng có hiệu quả về mặt sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, chất lượng thịt… Chất lượng của giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là đàn cá bố mẹ.
Vì vậy, ông đánh giá cao nỗ lực của USSEC khi tổ chức hội thảo kĩ thuật chuyên sâu về quản lý đàn cá bố mẹ. Hội thảo có 2 chuyên gia về cá rô phi và cá tra là GS.TS Zubaida và PGS.TS Dương Thúy Yên, Đại học Cần Thơ có nhiều kiến thức khoa học và kinh nghiệm trong quản lý đàn bố mẹ. Hội thảo cũng là cơ hội để các chuyên gia, nhà quản lý, nhà chăn nuôi thủy sản có cơ hội trao đổi, giao lưu, học hỏi để thành công hơn nữa.
TS Bùi Ngọc Thanh – Giám đốc Kỹ thuật Thủy sản USSEC
Trong bài giới thiệu về Hội đồng xuất khẩu Đậu tương Hoa Kỳ (USSEC), TS Bùi Ngọc Thanh – Giám đốc Kỹ thuật Thủy sản cho biết, USSEC là tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho ngành đậu tương Hoa Kỳ, thành lập năm 1920, tiền thân là Hiệp hội đậu tương Hoa Kỳ; đã có hơn 35 năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực NTTS (1985).
USSEC tiếp cận thông qua chuỗi giá trị của ngành NTTS trong đó quan tâm nhiều đến Nhà máy thức ăn và Người nuôi thương phẩm, vì đây là điểm đến chủ yếu của đậu tương Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chuỗi giá trị NTTS sẽ không bền vững nếu một trong số các mắt xích bị lỗi – không có con giống chất lượng tốt thì người nuôi thương phẩm không thể đạt hiệu quả cao. Hội thảo này là hoạt động của USSEC góp phần củng cố chuỗi giá trị NTTS từ việc nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á.
GS.TS Zubaida U.Basiao – Trường Đại học Phillipines
Tại buổi Hội thảo, GS.TS Zubaida U.Basiao – Trường Đại học Phillipines, người đã có 25 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và chọn tạo giống cá rô phi, cho biết, hiện nay cá rô phi có sản lượng đứng thứ 3 trên thế giới sau Trắm cỏ và Chép. Trung Quốc là quốc gia hàng đầu sản xuất cá rô phi. Việt Nam thuộc top 10 quốc gia sản xuất cá rô phi nhiều nhất. Thị trường cá rô phi toàn cầu dự kiến đến năm 2027 đạt 9,2 tỷ. Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu nhiều cá rô phi nhất.
Theo GS.TS Zubaida, đa phần các dòng xuất phát từ dòng GIFT, loại cá này liên tục được cải thiện ở các quốc gia. Để duy trì quá trình sản xuất giống tốt đó là có thực hành tốt ở cơ sở, đàn cá bố mẹ có di truyền tốt, có chế độ cho ăn hiệu quả… Tại sao quản lý đàn bố mẹ có vai trò quan trọng để nuôi thương phẩm thành công? Vì nếu đàn cá bố mẹ không duy trì tính đa dạng về nguồn gen, quần thể cá sẽ ngày càng nhỏ đi, kém đa dạng, dẫn tới hậu quả cá bị cận huyết, khả năng sinh sản, sinh trưởng kém…
Với những trại lớn hoặc Viện nghiên cứu, Trường Đại học thì họ có đầy đủ trang thiết bị và hiểu biết để quản lý đàn cá bố mẹ tốt, còn đối với đặc biệt trại cá giống bố mẹ loại nhỏ thì làm thế nào để quản lý tốt đàn cá bố mẹ? Theo GS.TS Zubaida, các trại cá nhỏ nên tập hợp nhau lại, chia sẻ, trao đổi đàn cá với nhau để đảm bảo được sự đa dạng di truyền, hạn chế lai giống cận huyết; không nên bán cá giống cho những trại đã sử dụng cá của mình.
Cùng với đó, các cơ sở nên xác định các mục tiêu lai giống là gì, muốn cá bột, cá con lớn, có tỷ lệ sống cao hơn, hay hướng tới cá thương phẩm có chất lượng tốt, từ đó có hướng lai tạo đàn cá bố mẹ.
GS.TS Zubaida cho rằng, nếu có hệ thống thông tin di truyền về cá giống bố mẹ thì tuyệt vời. Cùng với đó, nếu như chúng ta có thói quen ghi chép lại các thông số kĩ thuật đàn cá về nguồn gốc, kích thước cá, thay thế bao lâu/lần… thì rất quan trọng. Từ những ghi chép đó có thể đúc kết lại, có thể lý giải tại sao lại xảy ra các hiện tượng trên đàn cá. Có thể quản lý cá bố mẹ theo cách truyền thống và dựa trên ADN của cá. Rất nhiều các công ty đã lên cả phả hệ cá, với thông tin hệ gen để có đàn cá tốt.
Cũng theo GS.TS Zubaida, quy mô đàn cá bố mẹ tối thiểu là 50, nếu chỉ có 2-3 cặp cá thì tập hợp gen không đủ lớn và không đủ đa dạng. Con số này càng gần với giá trị 1 thì xảy ra lai giống cận huyết càng cao.
Cùng với đó, chế độ ăn cho cá bố mẹ cũng cần được chú trọng, đặc biệt là lúc cá đang đẻ; khi cá đang ấp trứng không ăn được thì làm sao để cá mẹ hồi phục nhanh nhất. Chế độ ăn nên có 35% protein thô, trong đó, đậu nành thì có protein thô cao nhất từ thực vật, dễ tiêu hóa.
GS.TS Zubaida kết luận, để có đàn cá bố mẹ tốt, cần duy trì quần đàn lớn, tiến hành lai chọn lọc, duy trì di truyền, áp dụng kĩ thuật nuôi hiệu quả, quản lý quá trình cho lai, tính toán chính xác…
PGS.TS Dương Thúy Yên – Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
Cũng tại Hội nghị, PGS.TS Dương Thúy Yên – Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, với bài trình bày chủ đề: “Quản lý đàn cá bố mẹ để sản xuất cá tra giống chất lượng cao ở quy mô lớn” có 4 nội dung cơ bản bao gồm: Hiện trạng sản xuất giống cá tra; yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cá tra giống; các chương trình chọn giống ngắn hạn và dài hạn; quản lý cá tra bố mẹ.
Theo PGS.TS Dương Thúy Yên, các nước sản xuất cá tra lớn nhất đó là Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia. Các nước sản xuất cá tra quan trọng khác: Trung Quốc, Campuchia, Myanmar, Thái Lan.
Năm 2021 sản lượng cá tra ở Việt Nam đạt trên 1.5 triệu tấn. Theo VASEP, số ao nuôi cá tra là 1805 ao với tổng 1.800 ha. Năm 2020, có 120 trại giống (chủ yếu ở Đồng Tháp: 78; An Giang: 10 và các tỉnh khác như Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre). Có 3.500 trại ương (4,000 ha), cung cấp ra số lượng cá bột 25 – 28 tỷ con; cá giống: 2 tỷ con.
Cá tra giống có sức sinh sản cao: 500.000 – 1 triệu trứng/con cái 4 – 7 kg; tỷ lệ đực/cái khi sinh sản: 1 đực/2 cái hoặc 1/1; khối lượng cá cho sinh sản: cái: 1 – 12 kg, đực: 0.5 – 8 kg.
Các yếu tố di truyền như trội dạt di truyền/Biến đổi di truyền ngẫu nhiên/Lai cận huyết dẫn đến nhiều hậu quả như giảm đa dạng và chất lượng di truyền của cá giống, từ đó làm suy giảm tăng trưởng, tỷ lệ chết cao, mẫn cảm với bệnh, nhạy cảm với sự thay đổi môi trường.
Có phương pháp khả thi cho các trại cá giống để sử dụng nguồn cá bố mẹ và có biện pháp hợp lý để quản lý đàn cá bố mẹ đó là: 1. Lai chéo: giải pháp xóa cận huyết và tăng đa dạng di truyền, có thể cải thiện tăng trưởng và một số đặc điểm kinh tế khác; 2. Chọn lọc cá thể cho tăng trưởng: đơn giản và hiệu quả, nhưng chỉ áp dụng được một vài thế hệ; 3. Chọn lọc gia đình: khả năng thành công cao nhưng phức tạp.
Quản lý đàn cá bố mẹ có vai trò quan trọng đó là để hạn chế tối đa ảnh hưởng (1) Biến đổi di truyền và (2) Lai cận huyết. Các phương pháp quản lý cá bố mẹ bằng cách: 1. Có thể quản lý đàn cá bố mẹ bằng cách đánh dấu cá: đánh dấu hình thái bên ngoài, đánh dấu vật lý và đánh dấu di truyền; 2. Tăng Ne: Ở đàn cá bố mẹ không đánh dấu, tăng số lượng cá sinh sản giúp làm giảm khả năng cận huyết.
PGS.TS Dương Thúy Yên cũng cho rằng, cỡ cá và tuổi cá bố mẹ cho năng suất sinh sản cao với cỡ: cá cái: 4 – 6 kg, tuổi: 3 – 5 năm; cỡ cá đực: 3 – 5 kg, tuổi: 2.5 – 4 năm. Nếu không trao đổi/bổ sung đàn cá khác, thì cần xem tăng thời gian sử dụng đàn cá bố mẹ để giảm số thế hệ gia hóa trong trại giống vì mức độ cận huyết tăng theo số thế hệ.
PGS.TS Dương Thúy Yên khẳng định, sản xuất số lượng lớn cá tra giống chất lượng cao cần phải kết hợp: Chất lượng đàn cá bố mẹ, quản lý bệnh, số lượng cá tra giống chất lượng cao, dinh dưỡng, quản lý môi trường.
Dinh dưỡng cho cá cần được chú trọng, đặc biệt là lúc cá đang đẻ; khi cá đang ấp trứng, không ăn được thì làm sao để cá mẹ hồi phục. Chế độ ăn nên có 35% protein thô. Đậu nành có protein thô cao nhất từ thực vật, dễ tiêu hóa, đảm bảo độ khả dục tốt. Khả năng tiêu hóa, đó chính là năng lượng.
PGS.TS Dương Thúy Yên kết luận, để có đàn cá bố mẹ chất lượng, cần phải có quần thể nền lớn, tiến hành lai chọn lọc, duy trì di truyền, áp dụng kĩ thuật nuôi hiệu quả, quản lý quá trình cho lai, tính toán chính xác, nên cân nhắc phối hợp cơ sở đại học và trường nghiên cứu.
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Ông Nguyễn Hải Sơn – Phó giám đốc Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy sản nước ngọt miền Bắc phát biểu tại hội thảo
Ông Nguyễn Anh Khoa, Tổng cục Thủy sản phát biểu tại hội thảo
Các khách mời tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Bài và ảnh: HÀ NGÂN
- cá bố mẹ li>
- cá giống li>
- Hội nghề cá li>
- hội thảo li>
- USSEC li> ul>
- Giá tôm tăng cao, doanh nghiệp chế biến đối mặt với thách thức
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- SSP: Chào đón các “ông lớn” ngành thức ăn chăn nuôi gia nhập
- Bangladesh: Xuất khẩu tôm gặp khó do thiếu hụt nguồn cung
- Nuôi tôm: Sinh kế phải gắn với kinh tế
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
Tin mới nhất
T3,03/12/2024
- Giá tôm tăng cao, doanh nghiệp chế biến đối mặt với thách thức
- Ao lót bạt: Giải pháp giảm phát thải đơn giản và hiệu quả
- Tầm quan trọng của bóng mát trong nuôi tôm biofloc
- Hệ thống biofloc trong nuôi tôm: Đánh giá toàn diện tiềm năng và hạn chế
- Benchmark: Chuyển nhượng mảng kinh doanh di truyền cho Novo Holdings
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
- Bột trứng: Nguồn protein tiềm năng trong nuôi tôm
- Ninh Thuận: Mục tiêu sản xuất 50 tỷ tôm giống vào năm 2025
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt