Thời gian qua, nghề nuôi tôm nước lợ trong tỉnh Bến Tre đã và đang phát triển khá mạnh cả về diện tích và sản lượng, nhất là vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh; đặc biệt phát triển mạnh về quy mô và sản lượng tôm nuôi tại 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Đến nay, chủ trương của tỉnh vẫn xác định ngành thủy sản cùng với kinh tế vườn là một trong hai thế mạnh để phát triển kinh tế của tỉnh. Thực hiện chủ trương này, ngành nông nghiệp (NN) đã triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đạt được một số kết quả nhất định.
Tham quan mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú.
Theo số liệu báo cáo gần đây nhất của ngành NN, tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 47.590ha, trong đó nuôi tôm nước lợ 36.300ha gồm thâm canh 12.500ha, riêng diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (CNC) đạt 2.567ha. Tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2022 đạt 322.100 tấn; trong đó, tôm nước lợ 83.100 tấn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Theo số liệu báo cáo gần đây nhất của ngành NN, tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 47.590ha, trong đó nuôi tôm nước lợ 36.300ha gồm thâm canh 12.500ha, riêng diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (CNC) đạt 2.567ha. Tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2022 đạt 322.100 tấn; trong đó, tôm nước lợ 83.100 tấn đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi tôm nước lợ dần được hoàn chỉnh tại các vùng nuôi tập trung. Đặc biệt là sự quan tâm đầu tư của Trung ương đối với 2 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm CNC huyện Ba Tri và Bình Đại, với tổng nguồn vốn 400 tỷ đồng, đây là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển an toàn về nuôi tôm nước lợ trong thời gian tới.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Văn Buội cho biết: Thời gian qua, Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Thủy sản triển khai thực hiện về việc tăng cường công tác xác nhận đăng ký nuôi thủy sản chủ lực, đạt kết quả 54 cơ sở nuôi tôm nước lợ, diện tích mặt nước nuôi 186ha, với 244 ao nuôi. Tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất giống. Hoạt động sản xuất chủ yếu là tôm thẻ chân trắng ngày càng được nâng lên về chất lượng và quy mô sản suất. Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 cơ sở sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Trong đó, có 4 cơ sở sản xuất giống có công suất đạt từ 2 – 4 tỷ giống/năm/trại, còn lại 58 cơ sở ương dưỡng giống tôm sú quy mô nhỏ, góp phần cung ứng tôm giống cho địa phương và khu vực lân cận. Tổ chức kiểm tra điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kết quả kiểm tra duy trì cho 73 cơ sở đảm bảo điều kiện theo đúng quy định. Qua thanh tra, kiểm tra, hầu hết các cơ sở sản xuất giống, kinh doanh giống tuân thủ nghiêm các quy định, không có cơ sở vi phạm.
Công tác quan trắc môi trường vùng nuôi hoạt động chủ yếu là quan trắc môi trường nguồn nước cấp cho vùng nuôi tôm thâm canh các chỉ tiêu về môi trường như: độ trong, pH, nhiệt độ, độ mặn, DO, NH3, H2S; quan trắc về mầm bệnh đốm trắng, AHPND, IHHNV. Qua phân tích tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng các tháng cuối năm giảm rất nhiều so với các tháng đầu năm, nhiễm bệnh đốm trắng nhiều nhất vào các tháng 4, 5, 6; các thông số thủy lý, hóa và độ mặn đều nằm trong ngưỡng thích hợp. Trên cơ sở từ nguồn vốn Dự án WB đã tiếp nhận lắp đặt 6 trạm quan trắc tự động để giám sát 9 thông số môi trường nước như: nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan, tổng chất rắn lơ lửng…
Để đạt được những kết quả bước đầu nêu trên, ngành NN đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh; các cấp ủy, chính quyền địa phương đã phối hợp chỉ đạo triển khai các giải pháp đồng bộ, có hiệu quả và đặc biệt vai trò rất quan trọng, không thể thiếu đó là sự hưởng ứng tích cực của người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực NN và nhu cầu sử dụng sản phẩm tôm ứng dụng CNC, sản phẩm sạch ngày càng lớn.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn và hạn chế như: trong các tháng cuối quý II-2022, thời tiết diễn biến bất thường, mưa xảy ra khá liên tục và lượng nước mưa lớn làm thay đổi môi trường, tạo thuận lợi cho bệnh đốm trắng, phân trắng, chậm lớn phát sinh. Giá nguyên liệu đầu vào trong năm tăng nhiều so với mọi năm nên lợi nhuận người nuôi không cao, ảnh hưởng đến việc tái sản xuất của người dân. Cơ sở hạ tầng để phục vụ nuôi tôm nước lợ hiện nay chưa đáp ứng như: thủy lợi, giao thông và điện chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Việc phát triển nuôi tôm CNC còn rời rạc, nhỏ lẻ, chưa hình thành vùng nuôi tôm tập trung lớn để có kế hoạch thực hiện các hoạt động đầu tư hạ tầng như: điện, đường, thủy lợi một cách hoàn chỉnh. Hiện nay, nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh chưa hoàn toàn chủ động nguồn giống đảm bảo chất lượng, 70% lượng giống phải nhập từ các tỉnh ngoài. Toàn tỉnh chỉ có 1 nhà máy chế biến tôm với công suất thiết kế 5.000 tấn/năm, tuy nhiên chưa tập trung cho chế biến tôm, nếu thực hiện hết công suất cũng chỉ có thể đáp ứng được 10% sản lượng tôm biển nuôi của tỉnh.
Bài, ảnh: Thu Huyền
Nguồn tin: Báo Đồng Khởi
- nghề nuôi tôm nước lợ li> ul>
- Tôm Nhơn Trạch đắt hàng dịp lễ
- Trovan: Giải pháp quản lý đàn giống tối ưu
- 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025
- Kiên Giang: Phát sinh 7 ổ dịch trên tôm nuôi ở huyện An Biên
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Giá tôm càng xanh thương phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 1/2025
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
Tin mới nhất
T3,13/05/2025
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân