[Người Nuôi Tôm] – Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.
Vai trò của pH ruột tôm
Trong quản lý ao nuôi, phần lớn người nuôi có thói quen tập trung theo dõi các chỉ số môi trường nước như pH, nhiệt độ, độ kiềm… nhưng lại bỏ qua một yếu tố vô cùng quan trọng: pH ruột tôm. Thực tế, đây là chỉ số thể hiện trực tiếp tình trạng sức khỏe của hệ tiêu hóa – “trung tâm tiếp nhận” dinh dưỡng và miễn dịch của tôm.
pH ruột tôm thường dao động trong khoảng 6.5 – 7.5. Đây là điều kiện lý tưởng để các vi sinh vật có lợi trong đường ruột sinh trưởng, hỗ trợ tiêu hóa và ức chế mầm bệnh. Tuy nhiên, nếu pH ruột xuống thấp (<6.0) hoặc tăng cao (>8.0), hệ vi sinh sẽ mất cân bằng, dẫn đến hàng loạt vấn đề như phân trắng, ruột đứt khúc, hoại tử ruột, giảm miễn dịch, kéo theo tăng nguy cơ nhiễm bệnh như Vibrio spp., EMS, EHP…
Sai lầm đầu tiên của người nuôi chính là chưa nhận thức đúng về vai trò của pH ruột, hoặc đánh đồng pH nước ao với pH trong cơ thể tôm. Điều này dẫn đến những phản ứng xử lý thiếu cơ sở, đôi khi phản tác dụng.
Xử lý pH ruột sai cách – hệ quả từ sự thiếu hiểu biết tổng thể
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến người nuôi gặp thất bại trong việc kiểm soát pH ruột là xử lý sai cách, thiếu hiểu biết tổng thể.
Lạm dụng men vi sinh
Một trong những phản ứng phổ biến nhất khi tôm có dấu hiệu tiêu hóa kém là bổ sung men vi sinh đường ruột. Tuy nhiên, nhiều người nuôi không xác định được nguyên nhân cụ thể, sử dụng tràn lan hoặc không đúng quy cách, dẫn đến lãng phí và không giải quyết được tận gốc vấn đề. Sai lầm thường thấy gồm:
• Chọn sai chủng vi sinh: Mỗi loại vi khuẩn như Bacillus subtilis, Lactobacillus, Saccharomyces cerevisiae có đặc điểm khác nhau. Không thể dùng một loại duy nhất để xử lý mọi vấn đề tiêu hóa.
• Liều lượng không phù hợp: Dùng quá ít không đủ hiệu quả, dùng quá nhiều gây lãng phí và có thể dẫn đến cạnh tranh nội sinh trong hệ vi sinh đường ruột.
• Phối trộn không đúng: Trộn men vào thức ăn khi còn nóng hoặc bảo quản không đúng sẽ làm chết vi khuẩn có lợi.
• Dùng cùng kháng sinh hoặc chất diệt khuẩn: Đây là lỗi nghiêm trọng vì vi sinh bị tiêu diệt ngay lập tức, mất hoàn toàn tác dụng.
Khuyến cáo: Vi sinh chỉ nên sử dụng khi đã xác định được nguyên nhân khiến pH ruột thay đổi. Nên tạm dừng hoặc tránh hoàn toàn việc sử dụng vi sinh cùng lúc với kháng sinh, iodine, formol, KMnO₄, hay các chất oxy hóa mạnh.
Thay đổi pH ruột bằng hóa chất
Một số người nuôi phản ứng với tình trạng pH ruột thấp bằng cách bổ sung kiềm (như NaHCO₃, dolomite) hoặc acid hữu cơ với mục tiêu tăng/giảm pH. Tuy nhiên, điều này dễ dẫn đến can thiệp cực đoan, phá vỡ cân bằng nội môi trong đường ruột. Không giống pH nước ao, pH ruột chịu ảnh hưởng từ hệ vi sinh, enzyme tiêu hóa, và loại thức ăn. Việc thay đổi nó một cách cơ học bằng hóa chất rất dễ gây sốc đường ruột, khiến tình trạng tiêu hóa rối loạn nghiêm trọng hơn.
Các loại chất như vôi sống (CaO), dolomite, sodium bicarbonate chủ yếu nên dùng để điều chỉnh pH nước ao, không nên tác động trực tiếp vào đường ruột qua thức ăn nếu không có chỉ định từ chuyên gia.
Bỏ qua vai trò của khẩu phần và chất lượng thức ăn
Chế độ ăn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến pH ruột. Tôm ăn thức ăn khó tiêu, quá nhiều đạm động vật, dầu cá oxy hóa hay bột cá kém chất lượng sẽ gây tăng axit trong đường ruột, kéo pH xuống thấp, làm hệ vi sinh có lợi bị ức chế. Một số người nuôi vẫn tiếp tục cho ăn đầy đủ khẩu phần hoặc không điều chỉnh công thức ngay cả khi tôm có dấu hiệu ruột yếu, dẫn đến hiện tượng giảm ăn, phân lỏng, đầy bụng, kéo dài stress cho tôm.
Khuyến cáo:
• Khi phát hiện dấu hiệu ruột bất ổn, cần giảm lượng thức ăn 30 – 50%.
• Chuyển sang loại thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung enzyme tiêu hóa, vitamin C, khoáng chất và vi sinh có lợi để phục hồi hệ tiêu hóa.
Bỏ quên yếu tố môi trường
Nhiều trường hợp pH ruột thay đổi bắt nguồn từ yếu tố môi trường nước: pH nước dao động, độ kiềm thấp, NH₃ và NO₂ cao, tảo phát triển quá mức hoặc sụp tảo… khiến tôm stress kéo dài, hệ tiêu hóa suy giảm chức năng.
Người nuôi chỉ tập trung vào xử lý pH ruột mà bỏ qua nguyên nhân gốc rễ từ môi trường sẽ chỉ giải quyết được tạm thời, không bền vững. Khuyến cáo:
• Kiểm tra pH nước, độ kiềm, NH₃, NO₂, DO (oxy hòa tan) hàng ngày.
• Duy trì pH nước ổn định (dao động không quá 0.3 đơn vị/ngày), độ kiềm ổn định (80 – 120 mg CaCO₃/L), hạn chế phát sinh khí độc bằng cách sục khí tốt, thay nước định kỳ và sử dụng chế phẩm sinh học định hướng.
Thiếu kiểm tra pH ruột định kỳ
Một thực tế đáng lo ngại là phần lớn người nuôi hiện nay vẫn chưa thực hiện việc kiểm tra pH ruột một cách định kỳ. Người nuôi chủ yếu quan sát bằng cảm quan như tình trạng phân tôm, màu sắc ruột hay tốc độ lớn để đánh giá. Điều này tiềm ẩn nguy cơ phát hiện vấn đề quá muộn, khi tôm đã có biểu hiện rõ rệt và sức khỏe suy giảm nghiêm trọng.
Việc kiểm tra pH ruột hiện nay có thể thực hiện khá dễ dàng bằng cách mổ tôm và dùng giấy quỳ tím hoặc máy đo pH cầm tay để đo dịch ruột. Nên thực hiện thao tác này đều đặn mỗi 3 – 5 ngày, đặc biệt vào giai đoạn tôm trên 25 ngày tuổi hoặc khi có thay đổi về thức ăn, thời tiết. Kiểm tra định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm nguy cơ mà còn là cơ sở để người nuôi đưa ra các điều chỉnh phù hợp về môi trường, thức ăn, vi sinh và chăm sóc.
pH ruột là một chỉ số nhỏ nhưng có vai trò rất lớn trong quản lý sức khỏe tôm. Nó phản ánh sự ổn định của hệ vi sinh, khả năng tiêu hóa và miễn dịch của vật nuôi. Những sai lầm trong việc xử lý pH ruột từ lạm dụng vi sinh, dùng sai hóa chất, chế độ ăn không phù hợp đến môi trường nước kém đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Để nuôi tôm hiệu quả và bền vững, người nuôi cần thay đổi tư duy, không xem việc xử lý pH ruột là biện pháp “chữa cháy”, mà là một phần trong chiến lược phòng bệnh tổng thể. Điều đó bao gồm hiểu đúng vai trò của pH ruột, theo dõi định kỳ, điều chỉnh thức ăn hợp lý và duy trì môi trường ổn định. Chỉ khi hệ tiêu hóa của tôm khỏe mạnh thì quá trình tăng trưởng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phòng bệnh mới đạt hiệu quả tối đa. Đây chính là nền tảng cho một vụ nuôi thành công.
Vương Đệ
- kỹ thuật nuôi tôm li>
- người nuôi tôm li>
- pH ruột tôm li> ul>
- Chủ động phòng trị bệnh trên tôm: Từ tác nhân đến quản lý tổng thể
- Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm sú giống
- Ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm trên cát
- Người nuôi tôm Nghệ An tháo dỡ hàng ngàn mét vuông nhà lưới phòng bão số 3
- Mỹ mua tôm Việt Nam với giá cao nhất thế giới
- Thiết bị tự hành quan trắc nước ao nuôi thủy sản
- Phú Yên: Nuôi kết hợp sá sùng với tôm thẻ chân trắng
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 7/2025
- Nuôi tôm mùa mưa: Chủ động ứng phó – Ổn định môi trường, giữ tôm khoẻ
- Thủy sản duy trì đà tăng trưởng tích cực
Tin mới nhất
T3,22/07/2025
- Chủ động phòng trị bệnh trên tôm: Từ tác nhân đến quản lý tổng thể
- pH ruột tôm: Hiểu đúng để nuôi hiệu quả
- Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm sú giống
- Ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm trên cát
- Tôm bị sưng gan: Phát hiện nhanh – Ra tay đúng cách
- Người nuôi tôm Nghệ An tháo dỡ hàng ngàn mét vuông nhà lưới phòng bão số 3
- Mỹ mua tôm Việt Nam với giá cao nhất thế giới
- Thiết bị tự hành quan trắc nước ao nuôi thủy sản
- Phú Yên: Nuôi kết hợp sá sùng với tôm thẻ chân trắng
- Nuôi tôm mùa mưa: Chủ động ứng phó – Ổn định môi trường, giữ tôm khoẻ
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Bình Định tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân