Hiệu quả cao từ mô hình nuôi mới kết hợp cá hói (cá dĩa thái, cá nâu), tôm sú và cua biển
Với mục tiêu tìm ra mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả, an toàn, hạn chế dịch bệnh, đồng thời tích hợp nhiều loài thủy hải sản trong cùng một diện tích, các nhà khoa học gồm ThS Lại Duy Phương, ThS Nguyễn Xuân Sinh, ThS Đặng Minh Dũng, ThS Phạm Thành Công – Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đề xuất và được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng phê duyệt thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi kết hợp cá hói (Scatophagus argus), tôm sú (Pennaeus monodon) và cua biển (Scylla serrata)”.
Trải qua 2 năm thực hiện, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình nuôi kết hợp cá hói, tôm sú, cua biển góp phần tạo sự cân bằng hệ sinh thái, giúp người nuôi gia tăng giá trị lợi nhuận thu được trên cùng một diện tích.
Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn thực nghiệm tại cơ sở nuôi trồng thủy sản Ngọc Xuyên – Đồ Sơn (Hải Phòng) với quy mô 2 ao diện tích 1.000 m²/ao và 2 ao 2.000 m²/ao. Trước khi thả giống, ao nuôi đã được cải tạo kỹ lưỡng, lấy nước, gây màu, kiểm tra các thông số như pH, BOD, COD… Khi các yếu tố môi trường nước ổn định thì tiến hành thả giống. Theo mô hình, tôm sú giống (2 cm/con) được thả nuôi với mật độ 8 con/m², cua biển giống (1 cm/con), thả nuôi với mật độ 0,5 con/m²; cá hói (6,0-8,0 cm/con) thả nuôi với mật độ 1 con/m².
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra ba mấu chốt dẫn tới sự thành công khi nuôi chung cả 3 loài, cụ thể:
– Thứ nhất, khi nuôi chung ba đối tượng tôm sú, cua biển, cá hói trong cùng một ao, cua biển đóng vai trò ăn các loại mối tanh (cá tạp, don, dắt, trai, ốc, còng, cáy), đồng thời cũng có thể ăn cả mùn bã hữu thực vật hoặc một phần thức ăn công nghiệp của tôm. Từ đó hạn chế lượng thức ăn dư thừa, ngăn ngừa sự gia tăng chất hữu cơ và hiện tượng phú dưỡng trong ao.
– Thứ hai, cá hói sẽ đóng vai trò như “công nhân vệ sinh” ăn tổng hợp những loại mùn bã hữu cơ ở đáy ao, các loại côn trùng, giáp xác nhị, thậm chí ăn phân của những động vật khác, qua đó góp phần làm giảm ô nhiễm nguồn nước dưới đáy ao.
– Thứ ba, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được loại thức ăn phù hợp cho cá hói, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng “thủy triều đỏ”, đó là rong và tảo. Do vậy sẽ giảm được nguy cơ tảo bùng phát làm biến động các yếu tố môi trường, đặc biệt là vào mùa nắng nóng khi quá trình quang hợp của tảo diễn ra mạnh…
Sau thời gian thực nghiệm, đề tài mang lại nhiều kết quả khả quan:
– Sau 5 tháng, sản lượng tôm đạt 1,2 tấn/ha, chiều dài cá thể đạt 17,2 cm/con; khối lượng trung bình là 36,5 g/con; tỷ lệ sống đạt 44,8%; năng suất đạt 1,29 tấn/ha/vụ
– Sau 5 tháng, cua biển có chiều dài cua đạt 12,2 cm/con; khối lượng 335,5 g/con; tỷ lệ sống đạt 32,7% và năng suất đạt 0,56 tấn/ha/vụ.
– Với cá hói, sau 8 tháng nuôi chiều dài 17,5 cm/con; khối lượng 239,2 g/con; tỷ lệ sống 66,3%; năng suất đạt 1,58 tấn/ha/vụ.
So sánh trọng lượng của 3 loài với các ao nuôi trên thị trường hiện nay cho thấy, tôm sú, cua biển và cá hói lần lượt có trọng lượng gấp 1,1, 1,4 và 2,1 lần.
Trong phạm vi đề tài, lợi nhuận trung bình đạt 378.220.000 đồng/ha. Đặc biệt là tỷ lệ sống của cá, tôm và cua đều ở mức cao nhờ môi trường nuôi luôn ổn định.
Mô hình nuôi kết hợp tôm sú, cua biển, cá hói rất thích hợp với các ao đất vùng triều trong điều kiện môi trường nước mất cân bằng sinh thái, phương tiện thiết bị kiểm tra hạn chế. Với phương thức nuôi kết hợp như mô hình này khả năng rủi ro cho bà con nuôi trồng thủy sản ở ao đất vùng triều là thấp nhất. Kết quả của đề tài mang lại nhiều giá trị tích cực về kinh tế xã hội và môi trường.
Hoài An
Tepbac.com
- nuôi tôm kết hợp li> ul>
- Tổng quan giá tôm nguyên liệu thế giới
- Xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 4,5 tỷ USD
- Skretting Việt Nam và Agriterra: Nâng cao năng lực hợp tác xã nuôi tôm
- Cà Mau: Đổi mới để nuôi tôm hiệu quả
- Phương pháp lên men cám gạo: Tăng dinh dưỡng, cải thiện nước ao nuôi tôm
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
Tin mới nhất
T3,01/04/2025
- Tổng quan giá tôm nguyên liệu thế giới
- Xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 4,5 tỷ USD
- Skretting Việt Nam và Agriterra: Nâng cao năng lực hợp tác xã nuôi tôm
- Cà Mau: Đổi mới để nuôi tôm hiệu quả
- Phương pháp lên men cám gạo: Tăng dinh dưỡng, cải thiện nước ao nuôi tôm
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống