Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024, thay thế cho Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Theo đó, sẽ có nhiều quy định mới trong xử phạt các sai phạm về sản xuất, nhập khẩu, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản so với Nghị định 42/2019/NĐ-CP.
Cụ thể như sau: Bổ sung hành vi vi phạm mới về không báo cáo hoặc không thông báo hoạt động sản xuất, nhập khẩu (Khoản ii Mục 2). Mở rộng phạm vi xử phạt đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu sản phẩm có thành phần không thuộc danh mục được phép (Khoản iv Mục 2), thay vì chỉ xử phạt hành vi sản xuất, nhập khẩu như quy định cũ. Bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu sản phẩm có chứa thành phần thuộc danh mục cấm sử dụng (Khoản v Mục 2). Bổ sung hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất, mua bán từ 01 – 03 tháng đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng (Khoản vi Mục 2). Quy định cụ thể hơn về biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm (Khoản vii Mục 2), thay vì chỉ quy định chung như Nghị định 42/2019/NĐ-CP.
Quy định cụ thể về xử phạt vi phạm kể từ ngày 20/5/2024:
Một là, Phạt tiền đối với hành vi không ghi, lưu giữ hồ sơ sản xuất theo quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, an toàn sinh học theo các mức phạt sau: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 05 sản phẩm. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm. Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 sản phẩm đến dưới 15 sản phẩm. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 15 sản phẩm trở lên.
Hai là, Phạt tiền đối với hành vi không báo cáo hoặc không thông báo hoạt động sản xuất, nhập khẩu theo quy định theo các mức phạt sau: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi không báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu theo quy định. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi không thông báo theo quy định khi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm do cơ sở khác công bố.
Ba là, Phạt tiền đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo các mức phạt sau: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 03 sản phẩm. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 03 sản phẩm đến dưới 05 sản phẩm. Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 05 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm từ 10 sản phẩm trở lên.
Bốn là, Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam chưa được cấp phép theo quy định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Năm là, Phạt tiền đối với hành vi sản xuất, mua bán, nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thức ăn thủy sản có chứa thành phần thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi mua bán; Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu.
Trong một số trường hợp sẽ áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Về biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm về sản xuất, mua bán. Buộc tái xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản) đối với hành vi vi phạm về nhập khẩu.
Lưu ý về mức phạt tiền đối với tổ chức: Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP, mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định 38/2024/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngọc Thúy – FICen
Nguồn: Cục Thủy sản
- Giám sát tôm hùm giống: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
- Mưa lũ dị thường “nhấn chìm” cơ ngơi tiền tỷ trên sông
- Nông dân Hà Tĩnh đổ vôi, sục oxy, cho tôm cá ‘ăn’ vitamin C nhằm mục đích này
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 6/2025
- Hội thảo tham vấn giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm, cua tại ĐBSCL
- Tôm đầu vụ được giá, người nuôi phấn khởi thu hoạch
- Giải pháp tái cơ cấu nghề nuôi tôm ở Quảng Nam
- Tập đoàn Sapien Việt Nam: Hợp tác với Hàn Quốc nuôi tôm hùm xuất khẩu tại Phú Yên
- Bị áp thuế cao đột biến: Ngành tôm lập tức phản ứng
- Đông Minh: Phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản
Tin mới nhất
T7,14/06/2025
- Giám sát tôm hùm giống: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
- Mưa lũ dị thường “nhấn chìm” cơ ngơi tiền tỷ trên sông
- Nông dân Hà Tĩnh đổ vôi, sục oxy, cho tôm cá ‘ăn’ vitamin C nhằm mục đích này
- Hội thảo tham vấn giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm, cua tại ĐBSCL
- Tôm đầu vụ được giá, người nuôi phấn khởi thu hoạch
- Giải pháp tái cơ cấu nghề nuôi tôm ở Quảng Nam
- Tập đoàn Sapien Việt Nam: Hợp tác với Hàn Quốc nuôi tôm hùm xuất khẩu tại Phú Yên
- Bị áp thuế cao đột biến: Ngành tôm lập tức phản ứng
- Đông Minh: Phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản
- Độc đáo mô hình nuôi tôm tiết kiệm năng lượng
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân