Nhìn nhận tiềm năng và hạn chế của nghề nuôi tôm hùm Việt Nam

[Người Nuôi Tôm] – Nghiên cứu của Tôn Nữ Hải Âu (2020) đã đưa ra những luận điểm nhằm phân tích cho điểm mạnh, điểm yếu của nghề nuôi tôm hùm của Việt Nam. Cụ thể:

Về cơ hội, hầu hết các bên liên quan coi nhiều thị trường chưa được khai thác là cơ hội lớn, với điểm trung bình nằm trong khoảng từ 0,530 đến 0,574. Cho đến nay, tôm hùm Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc trong khi Mỹ, Canada và Nhật Bản cũng là những nước nhập khẩu tôm hùm quan trọng và rất tiềm năng.

Từ 40 đến 98% số trang trại ở Việt Nam được báo cáo là đang bị thiếu con giống. Vì vậy, chú trong đầu tư nghiên cứu phát triển sản xuất giống tôm hùm cần được coi là trọng tâm. Tuy nhiên, việc phát triển công nghệ sản xuất giống ở địa phương vẫn còn ở giai đoạn đầu. Một số quốc gia như Trung Quốc, Đài Loan, Úc và New Zealand đã có những hoạt động thử nghiệm mang lại thành công bước đầu trong việc sản xuất tôm hùm pueruli nhưng vẫn chưa được thương mại hóa rộng rãi.

Trong khu vực nghiên cứu, hầu hết các trang trại chủ yếu dựa vào cá tạp, nhưng số lượng và giá cả phụ thuộc vào mùa vụ, khả năng đánh bắt và nguồn cung cấp. Ngoài ra, chất lượng cá tạp được đánh giá là kém do kỹ thuật bảo quản không tốt và tuyến đường vận chuyển từ đánh bắt đến nuôi khá xa. Nên đẩy mạnh nghiên cứu thức ăn viên cho tôm cũng nên được đặt vào các mục trọng tâm.

Bệnh tôm hùm được cho là do áp lực môi trường do ô nhiễm hữu cơ từ quá trình nuôi. Do đó, cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về đánh giác các tác động tới môi trường và các yếu tố liên quan để xác định các giải pháp.

L.X.C

Tin mới nhất

T6,22/11/2024