Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, tại các vùng nuôi tôm ven biển ở Nghệ An, người dân đang túc trực để thực hiện các biện pháp bảo vệ nhà lưới, hạn chế thấp nhất thiệt hại khi bão đổ bộ.
Chủ động tháo dỡ lưới che
Bão số 3 (Wipha) đang áp sát đất liền, có thể ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Hải Phòng, Quảng Ninh đến Nghệ An. Nhiều hộ nuôi tôm trong nhà lưới không khỏi lo lắng, dồn sức gia cố khung lưới, chằng buộc mái che, đồng thời di chuyển vật tư, thiết bị quan trọng lên nơi cao ráo.
Một khu nhà lưới nuôi tôm trên địa bàn xã Hải Châu đã được tháo dỡ lưới trước khi bão vào. Ảnh: Xuân Hoàng
Quan sát cho thấy, một số nhà lưới dùng để nuôi tôm trên địa bàn xã Hải Châu (huyện Diễn Châu cũ) đã được tháo và cuộn lưới vào, tránh thiệt hại do gió bão. Bộ khung cũng đã được chằng chéo bằng dây cáp.
Tại khu vực nuôi tôm công nghệ cao ở xã An Châu (huyện Diễn Châu cũ), nhiều trang trại tiến hành kiểm tra hệ thống điện, máy móc, mực nước ao để phòng trường hợp mưa lớn gây tràn bờ. Các chủ đầm tôm cũng tổ chức trực 24/24 giờ để theo dõi tình hình diễn biến của cơn bão.
Theo chủ đầm tôm cho biết, phần lưới đã được tháo, còn phần khung đã được chằng chéo bằng dây cáp, nhất là các góc. Ảnh: Xuân Hoàng
Ông Nguyễn Cường – chủ trại tôm trên địa bàn xã An Châu, cho biết: “Theo dõi thông tin bão trên báo cho thấy, cơn bão này gió giật mạnh, có thể cấp 11-12. Tuy nhiên, đối với Nghệ An sẽ nhẹ hơn, nhưng gia đình vẫn không chủ quan. Trước khi bão vào, gia đình tăng cường dây neo giữ khung nhà lưới. Đối với lưới che, theo thiết kế sẽ chịu được gió cấp 8, do đó gia đình luôn túc trực theo dõi, bố trí nhân lực, nếu gió giật mạnh, sẽ kịp thời tháo dây để kéo lưới xuống, nhằm đảm bảo an toàn”.
Trại tôm của ông Nguyễn Cường ở xã An Châu sẽ tháo dỡ phần lưới khi gió bão giật trên cấp 7. Ảnh: Xuân Hoàng
Bên cạnh nỗi lo về cơ sở vật chất, nhiều hộ cũng quan tâm đến khả năng ảnh hưởng đến đàn tôm do biến động thời tiết. Theo người nuôi tôm chia sẻ, tôm nuôi mặn lợ nếu nước lũ tràn vào, tôm sẽ bị sốc nước, khó có thể xử lý được, coi như mất trắng. Mặc dù hiện nay các trại tôm đã thiết kế hệ thống thoát nước đối với từng ao đầm, nhưng nước lũ tràn qua khi có mưa lớn là điều dễ xảy ra.
Hiện tại, nhiều vùng nuôi tôm tại Nghệ An đang bước vào giai đoạn giữa và cuối vụ, sản lượng tôm trong ao khá cao. Việc phòng chống thiên tai từ sớm, nhất là tại các hệ thống nuôi tôm công nghệ cao, nhà lưới kín sẽ góp phần quan trọng giúp bà con giảm thiệt hại và ổn định sản xuất sau bão.
Cần kiểm tra toàn bộ khung thép
Cùng với việc bảo vệ nhà lưới, ngành nông nghiệp khuyến cáo các hộ nuôi tôm chủ động theo dõi thông tin thời tiết chính thống, không chủ quan khi bão chưa vào, và cần sẵn sàng phương án khắc phục sau bão. Trong trường hợp khẩn cấp, cần cắt điện toàn bộ khu nuôi, di chuyển người và vật tư quan trọng ra khỏi vùng nguy hiểm.
Nhà lưới dùng để nuôi tôm được thiết kế có chiều cao và rộng, khung bằng thép, sẽ bị ảnh hưởng khi có gió bão. Ảnh: Xuân Hoàng
Cơ quan chuyên môn khuyến cáo, để hạn chế nhà lưới không bị hư hỏng do bão gây ra, trước khi bão vào, cần kiểm tra toàn bộ khung thép, cột, dầm xem có bị gỉ sét, lỏng lẻo hay không, nếu có thì hàn, siết chặt lại. Dùng dây cáp thép hoặc dây chằng để neo khung lưới vào trụ bê tông chắc chắn, nhất là ở các điểm góc, nơi dễ bị gió giật mạnh.
Cuộn hoặc tháo bớt lưới chắn gió, lưới che mưa, nếu không cần thiết hoặc có thể bị gió cuốn. Dùng dây buộc chắc lưới vào khung, tránh để lưới bị bung, rách hoặc làm hỏng khung khi gió lớn. Nạo vét mương thoát nước xung quanh nhà lưới, đảm bảo nước mưa thoát nhanh, không gây ngập úng.
Xuân Hoàng
Nguồn: https://baonghean.vn/
Trên địa bàn Nghệ An hiện đã có 105 cơ sở áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao với tổng diện tích hơn 202 ha, trong đó có 51 cơ sở nuôi trong lồng nổi và nhà lưới.
- Nghệ An li>
- nuôi tôm li>
- phòng chống bão lũ li>
- tôm li> ul>
- pH ruột tôm: Hiểu đúng để nuôi hiệu quả
- Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm sú giống
- Ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm trên cát
- Mỹ mua tôm Việt Nam với giá cao nhất thế giới
- Thiết bị tự hành quan trắc nước ao nuôi thủy sản
- Phú Yên: Nuôi kết hợp sá sùng với tôm thẻ chân trắng
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 7/2025
- Nuôi tôm mùa mưa: Chủ động ứng phó – Ổn định môi trường, giữ tôm khoẻ
- Thủy sản duy trì đà tăng trưởng tích cực
- Grobest vững vàng sứ mệnh tiên phong vì sự phát triển bền vững của ngành tôm
Tin mới nhất
T3,22/07/2025
- pH ruột tôm: Hiểu đúng để nuôi hiệu quả
- Ấn Độ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm sú giống
- Ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm trên cát
- Tôm bị sưng gan: Phát hiện nhanh – Ra tay đúng cách
- Người nuôi tôm Nghệ An tháo dỡ hàng ngàn mét vuông nhà lưới phòng bão số 3
- Mỹ mua tôm Việt Nam với giá cao nhất thế giới
- Thiết bị tự hành quan trắc nước ao nuôi thủy sản
- Phú Yên: Nuôi kết hợp sá sùng với tôm thẻ chân trắng
- Nuôi tôm mùa mưa: Chủ động ứng phó – Ổn định môi trường, giữ tôm khoẻ
- Thủy sản duy trì đà tăng trưởng tích cực
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Bình Định tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân