[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Thông thường, từ tháng 9 trở đi, câu chuyện của ngành tôm thường xoay quanh mối liên hệ giữa nguồn cung nguyên liệu và thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, năm nay, mọi thứ đã không còn như quy luật hàng năm khi nguồn cung dù đã giảm mạnh, nhưng giá tôm vẫn còn ở mức khá thấp và chuyện thiếu hụt tôm nguyên liệu thì vẫn không hề xảy ra.
Chế biến, xuất khẩu đã tăng trở lại nhưng doanh nghiệp ngành tôm vẫn chưa hết khó
Từ đầu tháng 10 đến nay, giá tôm tại khu vực ĐBSCL có chiều hướng tăng nhẹ tại hầu hết các kích cỡ. Giá tôm thẻ loại 100 con/ kg từ mức chỉ 65.000 – 70.000 đồng/kg hiện đã tăng lên 81.000 – 91.000 đồng/ kg. Loại 30 con/kg giá 142.000 – 150.000 đồng/kg; loại 50 con/kg giá 112.000 – 123.000 đồng/kg… Riêng tôm thẻ loại 20 con/kg thuộc loại hàng hiếm nên có giá khoảng 181.000 – 188.000 đồng/kg. Với mức giá trên, người nuôi đã bắt đầu có lời, nhưng nhìn chung vẫn chưa thật sự hấp dẫn người nuôi tiếp tục thả giống do vụ này người nuôi rất dễ gặp rủi ro về thời tiết, môi trường và dịch bệnh, nên chủ yếu là hộ nuôi ao lót bạt, có điều kiện kiểm soát tốt môi trường mới dám thả nuôi.
Không xảy ra tình trạng thiếu tôm nguyên liệu
Nguồn cung tôm nguyên liệu từ vùng nuôi tôm trọng điểm ĐBSCL hiện không còn nhiều, nên giá tôm có phần tăng nhẹ, nhưng tình trạng thiếu hụt tôm nguyên liệu vẫn không hề xảy ra. Lý giải về điều này, ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vinacleanfood), cho biết: “Mặc dù từ tháng 9, xuất khẩu tôm bắt đầu tăng khá mạnh và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng từ nay đến hết tháng 11, nhưng khó khăn đối với doanh nghiệp và ngành tôm thì vẫn còn đó, bởi áp lực về sự cạnh tranh, về tình hình lạm phát… nên giá tôm xuất khẩu đến giờ vẫn chưa được cải thiện nhiều. Hơn nữa, do đây là thời điểm doanh nghiệp tập trung làm hàng giá trị gia tăng nên tốc độ chế biến sẽ không nhanh như bình thường. Mặt khác, do xuất khẩu gặp khó trong hơn nửa năm nên hầu như doanh nghiệp nào cũng tồn kho một lượng tôm nhất định. Đây là cơ hội để xả kho và mua vào ở mức vừa phải, nhằm không để lỡ cơ hội khi thị trường phục hồi, nên tình trạng khan hiếm nguyên liệu không xảy ra và giá tôm trong nước chỉ tăng được chút ít”.
Không những thế, các doanh nghiệp còn cho biết, giá tôm từ nay đến cuối năm cũng rất khó tăng, do các hợp đồng giao hàng từ nay đến cuối năm có giá không cao. Ngay như tại Sóc Trăng, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp chuyên chế biến tôm giá trị gia tăng có tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng do giá xuất khẩu từ đầu năm đến nay quá thấp nên họ cũng không hỗ trợ được nhiều về giá mua tôm nguyên liệu cho người nuôi.
Ông Phục cho biết thêm: “Do đơn giá hợp đồng từ nay đến cuối năm phần lớn đều không được tốt, nên rất khó để doanh nghiệp hỗ trợ thêm cho người nuôi về giá. Điều này được thể hiện qua lượng tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp đều đã tăng đáng kể từ đầu Quý III đến nay, nhưng doanh số tiêu thụ thì không tăng tương ứng”.
Người nuôi không mặn mà thả giống
Mặc dù, số lượng hàng xuất khẩu bắt đầu tăng mạnh kể từ tháng 9 và dự kiến còn kéo dài đến gần cuối năm, nhưng nhìn chung, theo các doanh nghiệp, doanh số xuất khẩu năm nay vẫn sẽ giảm khoảng 10 – 16%. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp lo lắng hơn là khó khăn của năm 2023 này liệu có tiếp tục kéo dài sang những tháng đầu năm của năm 2024 hay không. Ông Phục chia sẻ: “Riêng Vinacleanfood, doanh số xuất khẩu năm nay dự kiến giảm khoảng 15 – 16% so với năm ngoái. Nhưng điều mà tôi đang lo là bước qua Quý I/2024, tình hình xuất khẩu có khả năng sẽ còn tệ hơn bây giờ nữa”. Với giá tôm như hiện nay, theo dự báo, dù độ mặn năm nay có lên sớm đi chăng nữa cũng có rất ít người thả nuôi do rủi ro lớn mà lợi nhuận không cao và một phần lớn hộ nuôi hiện đang kiệt quệ về nguồn vốn trong khi sự đầu tư của các đại lý cũng bị hạn chế do lo sợ rủi ro.
Hiện chỉ những diện tích đầu tư ao lót bạt là còn tiếp tục thả nuôi với hy vọng giá tôm sẽ còn tăng thêm trong những tháng đầu năm 2024
Xuất khẩu khó khăn kéo theo cả ngành tôm gặp khó, bởi như nhận xét của ông Phục trước đây rằng, sự tăng trưởng của ngành tôm Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa vào nền tảng chế biến, chứ chưa dựa vào khâu nuôi trồng. Đây là một nghịch lý mà về lâu dài, nếu không khắc phục được, ngành tôm sẽ rơi vào khó khăn, đánh mất vị thế của mình trên thương trường. Điều này được thể hiện khá rõ qua giá thành nuôi tôm của Việt Nam luôn cao hơn rất nhiều so với các nước, khiến lợi thế cạnh tranh của con tôm Việt Nam chỉ còn ở phân khúc sản phẩm giá trị gia tăng.
Hiện tại, nguồn cung tôm nguyên liệu về cơ bản vẫn đáp ứng đủ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu và theo báo cáo từ Sở NN&PTNT các tỉnh trọng điểm ĐBSCL, như: Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, sản lượng tôm năm nay nhiều khả năng vẫn sẽ đạt theo kế hoạch. Tuy nhiên, với việc phần lớn hộ nuôi thua lỗ kéo dài suốt cả vụ tôm, việc khôi phục lại diện tích thả nuôi ở những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ rất khó khăn, nguy cơ thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu cho những tháng đầu năm 2024 nhiều khả năng sẽ xảy ra một khi sức tiêu thụ thị trường được phục hồi.
Hoàng Nhã
- thả giống li>
- xuất khẩu tôm li> ul>
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
Tin mới nhất
T5,15/05/2025
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân