Ngành tôm Việt Nam 2020 – khai thác tiềm năng để bứt phá

Dù không cán địch 4.2 tỷ USD giá trị kim  ngạch xuất khẩu nhưng năm 2019, ngành tôm Việt Nam cũng đạt được những thành tựu nhất định. Sang năm 2020, với định hướng phát triển mới cùng nhiều tiềm năng vẫn còn “bỏ ngỏ”, con tôm Việt vẫn có nhiều cơ hội để bứt phá.

Không đạt mục tiêu như kỳ vọng

Năm 2019, diện tích nuôi trồng đạt trên 720.000 ha, sản lượng tôm nước lợ ước đạt 750.000 tấn (trong đá tôm sú là 270.000 tấn, tôm thẻ chân trắng là 480.000 tấn).

Sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường xuất khẩu bị cạnh tranh quyết liệu với Ấn Độ, Indonesia do các nước này được mùa tôm. Giá xuất khẩu cạnh tranh gây khó khăn làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tôm. Theo Hiệp hội Chế bến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), dự kiến năm 2019, xuất khẩu tôm đạt khoảng 3.4 tỷ USD, giảm 4.4% so với năm 2018 và không đạt mục tiêu 4 – 4.2 tỷ USD.

Suốt 6 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm đểu trên đà giảm, giá thấp khiến cho giá trị kim ngạch xuất khẩu không thể bứt phá. Bốn thị trường xuất khẩu tôm chủ lực của Việt Nam gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc thì có 2 thị trường tăng là Mỹ và Trung Quốc, 2 thị trường giảm là EU và Nhật Bản.

Thị trường Mỹ, Trung Quốc tăng trưởng tích cực hơn vào những tháng cuói năm do tồn kho giảm và giảm mức nhập khẩu từ tôm từ Ấn Độ, Thái Lan, … Cụ thể, vào tháng 10, giá trị xuất khẩu tôm sang Trung Quốc đạt 56.3 triệu USD tăng 20,4%; sang Mỹ đạt 71.3 triệu USD tăng 4.8%.

Trong khi đó, EU vốn là thị trường nhập khâu tôm lớn nhất của Việt Nam lại có sự xuống dốc “thảm hại”, tăng trưởng dương duy nhất trong tháng 7, các tháng còn lại đều tăng trưởng âm. Nguyên nhân được giải thích là do ảnh hưởng từ thẻ vàng IUU và việc chậm thực hiện Hiệp định EVFTA khiến con tôm Việt vào EU bỏ lỡ nhiều cơ hội.

Cần vượt qua khó khăn

Xét về các yếu tố sản xuất trong nước, khó khăn lớn nhất đó chính là sự hoành của dịch bệnh vào thời điểm tháng 9, tháng 10. Số liệu thống kê từ Cục Thú y cho thất, năm 2019, bệnh hoại tử gan tụy cấp đã bùng phát tại 163 xã của 53 huyện, thị xã thuộc 18 tỉnh, thành phố; gồm: Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Nghệ An,…

Dù vẫn  cong tình trạng bùng phát dịch bệnh và gây ra thiệt hại, tuy nhiên theo đánh giá từ Cụ thú y, công tác phòng, chống các loại dịch bệnh trên thủy sản nói chung và trên tôm nói riêng đều được kiểm soát tốt hơn trong năm 2019. Tổng diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại là hơn 23.670ha, diện tích nuôi tôm bị bệnh là 6.265ha, lần lược tiamr 38% và 49.3% so với cùng kỳ năm 2018.

Công tác quản lý chất lượng tôm giống được thực hiện nghiêm chỉnh, đặc biệt cơ quan chức  năng đã tăng cường rà soát và quản lý các lô hàng tôm bố mẹ nhập từ nước ngoài vào Việt Nam để chọn những giống tốt, sức đề kháng cao phục vụ hiệu quả nhất cho hoạt động nuôi trồng.

Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ được thực hiện trên phạm vi rộng rãi. Nhiều hộ nuôi đã mạnh dạn từ bỏ lối cánh tác truyền thống không còn mang tới hiệu quả cao, gây hệ lụy xấu với môi trường thay bằng các mô hình nuôi mới tối ưu hơn. Năm 2019 có thể coi là bước phát triển vượt bận trong việc đưa mô hình, công nghệ mới vào nuôi tôm, nổi bật là: công nghệ Bioflocl; công ghệ Semi-Biofloc; nuôi tôm trong nhà kính, công nghệ lọc nước tuần hoàn khép kín trong nhà hàng;…

Tổng kết, mặc dù mục tiêu về giá trị kim ngạch xuất khẩu không đạt, con tôm cán đích “an toàn” ở mức 3.4tỷ USD (ước tính). Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận đó là ngành tôm trong năm qua vẫn ghi nhận nhiều kết quả tích cực.

Định hướng, triển vọng năm 2020

từ những hạn chế còn tồn tại trong năm 2019, ngành tôm cần sớm xây dựng cơ sở và định hướng mới để cải thiện tình hình trong năm 2020, xây dựng ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao được chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nước.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký VASEP cho biết, thị trường Mỹ chiếm đến 20% tổng khối lượng tôm xuất khẩu, tuy nhiên do tác động về rào cản thương mại, sự cạnh tranh lớn đến từ các quốc gia cùng xuất khẩu tôm nên mặc dù tăng trưởng nhưng không bứt phá. Tuy nhiên, với kết quả khả quan tại POR 13 (thuế chống bán phá giá tôm Việt vào Mỹ) tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này. Vấn đề đặt ra là, bên cạnh việc khai thác lợi thế về thuế đồng thời phải làm sao giảm giá thành và đảm bảo được truy xuất nguồn gốc.

Với thị trường EU, vấn đề chứng nhận và truy xuất nguồn gốc cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc; bên cạnh đó, nếu biết tận dụng ưu đãi thuế qua từ Hiệp định EVFTA sẽ có cơ hội cải thiện trong năm 2020 và tăng trưởng xuất khẩu tôm ở thị trường Châu Âu.

Riêng đối với thị trường Trung Quốc, do điều chỉnh lại các phương thức mua bán nên các doanh nghiệp phải chuẩn bị hàng hóa để đáp ứng được yêu cầu này. Về cơ bản, năm 2020, khả năng sản phẩm tôm sẽ đỡ vất vả hơn năm 2019 về mặt cạnh tranh.

Xu thế trước đây thị trường theo đuổi giá thì hiện nay xu thế đó đã giảm nhiều, nếu chỉ cạnh tranh về mặt giá thì tôm Việt vẫn có một số lợi thế nhất định.Đây là triển vọng của con tôm Việt trong năm 2020 và trong tương lai – ông Hòe bày tỏ.

Chủ tịch Hội Nghề Cà Việt Nam – ông Nguyễn Viết Thắng đặt vấn đề, việc sản xuất tôm phải gắn chặt với nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt, cần đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị; trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt và là động lực của toàn chuỗi. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các sơ sở sản xuất nhỏ lẻ để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung quy mô hớn, tại đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào tiêu thụ.

Mục tiêu bao trùm trước mắt là đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho con tôm, tạo được uy tín và vị thế tại các thị trường nhập khẩu tôm Việt. Để xây dựng thương hiệu cần tập trung vào chuỗi sản xuất, có đủ nguồn cung ứng nguyên liệu tôm sạch để đáp ứng các đơn hàng tốt nhất – ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội nghề cá Việt nam đưa quan điểm.

Về công tác phòng, chống dịch bệnh, Cục thú y khuyến cáo cần chủ động giám sát, khống chế dịch bệnh, xây dựng các vùng, chuỗi an toàn dịch bệnh trên tôm và thủy sản đảm bảo sự ổn định trong hoạt động nuôi trồng. Cục Thú y cũng đã thành lập các đoàn công tác trực tiếp hương dẫn, kiểm tra, đôn đốc và phối hợp với các tổ chức phòng chống, dịch bệnh tại một số tỉnh nuôi trồng trọng điểm và đã có những kết quả khả quan.

Hướng con tôm đến “đích bền vững” nhất, Viện Chiến lực Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngành tôm nói tiêng cũng như ngành thủy sản nói chung cần đa dạng hóa hình thức nuôi trồng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và các chế phẩm vi sinh tiên tiến thân thiện với môi trường; khai thác nuôi trồng bễn vững; phát triển hệ thống hạ tần ngành chống chịu tốt với biến đổi khí hậu.

Cuối tháng 12, tại Hội nghị tổng kết công tác 2019 và triển khai kế hoạch năm 2020 đối với ngành thủy sản, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, ngành tôm cũng như ngành thủy sản sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung theo Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn. Đặc biệt, cần tập trung vào các công tác đăng ký, cấp giấy các nhận (mã số) cơ sở nuôi tôm nước lợ (tôm sú, thẻ chân trắng),… phát triển tập trung theo hướng nâng cao giá trị thương mại bền vững.

Lương Thảo

Tin mới nhất

T7,23/11/2024