Trong nuôi trồng thủy sản, người nuôi thường dùng thuốc hoặc hóa chất để phòng trị bệnh cho vật nuôi và môi trường. Sáu phương pháp dùng thuốc và hóa chất thường được áp dụng để phòng trị các bệnh bên ngoài và bên trong cơ thể của động vật thủy sản.
Tắm cho động vật thuỷ sản
Cách làm: Thu gom động vật thuỷ sản vào trong một bể có thể tích nhỏ, pha thuốc hoặc hóa chất có nồng độ cao, tắm nhanh cho động vật thuỷ sản để trị các sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể.
Phương pháp này có ưu điểm là tốn ít thuốc, không ảnh hưởng đến sinh vật phù du là thức ăn của động vật thuỷ sản trong thuỷ vực. Phương pháp này thường thích hợp lúc chuyển cá, tôm từ ao này qua nuôi ao khác, vận chuyển đi xa hoặc con giống trước khi thả nuôi thương phẩm.
Phun thuốc xuống ao
Dùng thuốc phun trực tiếp xuống ao nuôi động vật thuỷ sản với nồng độ thuốc thấp, song thời gian tác dụng của thuốc dài.
Phương pháp này tuy tốn thuốc nhưng tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời. Phương pháp phun thuốc xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh ở các cơ quan bên ngoài của động vật thuỷ sản và sinh vật gây bệnh tồn tại trong thuỷ vực. Thuốc dùng tương tự như tắm nhưng nồng độ giảm đi 10 lần.
Treo túi thuốc, túi vôi
Quanh giàn cho động vật thuỷ sản ăn treo các túi thuốc hoặc vôi để tạo ra khu vực sát trùng, động vật thuỷ sản lui tới bắt mồi nên sinh vật gây bệnh ký sinh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản bị diệt trừ.
Phương pháp treo túi thuốc thích hợp để phòng bệnh cho động vật thuỷ sản và trị bệnh lúc mới phát sinh. Thường được áp dụng cho những ao nuôi cá có tập tính ăn quần đàn. Phương pháp này dùng số thuốc ít nên tiết kiệm được thuốc lại tiến hành đơn giản, động vật thuỷ sản ít bị ảnh hưởng bởi thuốc.
Dùng thuốc bôi trực tiếp lên cơ thể động vật thuỷ sản
Động vật thuỷ sản bị nhiễm một số bệnh ngoài cơ thể thường dùng thuốc có nồng độ cao bôi trực tiếp vào vết loét để giết chết sinh vật gây bệnh như: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh do trùng mỏ neo, giun tròn ký sinh.
Phương pháp này có thể dùng lúc đánh bắt cá bố mẹ để kiểm tra hay cho đẻ hoặc phòng trị bệnh lở loét nhiễm trùng cho baba. Ưu điểm tốn ít thuốc, độ an toàn lớn, thuận lợi và ít ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản.
Trộn thuốc vào thức ăn
Dùng thuốc kháng sinh, vitamin, khoáng vi lượng, chế phẩm sinh học… trộn vào thức ăn, sau đó cho động vật thuỷ sản ăn theo các liều lượng.
Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: lượng thuốc g/kg thức ăn hoặc lượng thuốc g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi.
Đây là phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản.
Tiêm thuốc cho động vật thuỷ sản
Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật thuỷ sản kích thước lớn.
Phương pháp này liều lượng chính xác, thuốc hấp thu dễ nên tác dụng nhanh. Thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ hay những lúc cá bị bệnh nặng mà số lượng cá bị bệnh nặng không nhiều hay một số giống loài động vật thuỷ sản quý hiếm.
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
- Trà Vinh: Giá tôm thương phẩm tăng, người nuôi có lợi nhuận khá
- Thanh Hóa: Người nuôi tôm thiệt hại hơn 2 tỷ đồng do mưa lũ
Tin mới nhất
T4,09/10/2024
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 10% trong 8 tháng đầu năm 2024
- Tận dụng sức mạnh của thảo dược: Bí quyết nuôi tôm khỏe mạnh
- Ấn Độ: Xuất khẩu tăng dù nguồn cung tôm nguyên liệu gặp khó
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 10/2024
- Long An: Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu
- Hợp tác để phát triển bền vững vùng nuôi tôm công nghệ cao
- Thái Lan: Giá tôm đạt kỷ lục sau nhiều năm
- Ấn Độ: Sản lượng tôm ổn định dù diện tích nuôi thu hẹp
- Phương pháp sản xuất EM từ chế phẩm gốc
- Điện gió ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở Bạc Liêu
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Nghệ An: Ứng dụng công nghệ quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt