Ung Mạnh Tường sinh ra và lớn lên ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và từng tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin của trường Đại học Quảng Nam. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp Đại học, Tường quyết định khởi nghiệp với ngành nuôi thủy sản.
“Tôi nhận thấy quê nhà có vị trí địa hình tốt, nhất là dòng sông sau nhà thuận lợi cho việc làm mô hình nuôi cá lồng bè, nhưng không người nào triển khai mô hình ấy”, kỹ sư sinh năm 1985 kể.
Mô hình của Ung Mạnh Tường hiện nay bao gồm 20 lồng bè nuôi cá diêu hồng, 8 hồ nuôi cá lóc và 8 hồ nuôi ếch. Ảnh: Tấn Phước
Chàng kỹ sư cùng anh ruột quyết định tận dụng dòng song sau nhà để khởi nghiệp. Hai người làm 4 lồng bè trên song để nuôi cá. Họ chọn cá diêu hồng vì dòng cá này ăn tạp nên việc nuôi, thâm canh dễ đem lại năng suất cao. Ngoài ra, họ còn tận dụng phế phụ, phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản, hoặc lò giết mổ gia súc để chế biến thành thức ăn nuôi cá, giúp giảm bớt chi phí thức ăn.
“Khi nuôi trong lồng và ăn thức ăn công nghiệp, cá sẽ sinh trưởng nhanh và tỷ lệ hao hụt thấp, nhờ vậy mà cá sẽ đạt trọng lượng thương phẩm từ 400 – 500 g trở lên. Chỉ sau 5-6 tháng, chúng ta có thể thu hoạch”, chàng trai kỹ sư công nghệ nói.
Ban đầu, mô hình của Tường hoạt động khá suôn sẻ. Với 4 lồng bè, sau hơn 5 tháng, anh đã nhanh chóng hoàn lại vốn và còn thu về khoản lợi nhuận trên 60 triệu đồng.
“Suốt thời gian này, để có kinh nghiệm, tôi phải vừa chăm sóc cá, đồng thời phải học nghề ở một mô hình nuôi cá lồng bè khác để có thêm kinh nghiệm”, anh tâm sự.
Ung Mạnh Tường từng mất trắng vào năm 2016. Ảnh: Tấn Phước
Trong mùa vụ đầu, do chưa có đầu ra cho sản phẩm, Tường đối mặt với khó khăn về đầu ra. May mắn thay, một người bạn giới thiệu các thương lái cho Tường, nên nguồn thu trở nên ổn định.
Sang năm hai, thấy mô hình hoạt động hiệu quả, Tường quyết định mở rộng mô hình này lên 8 lồng. Ngoài ra anh còn đầu tư thêm 4 hồ xi măng để làm mô hình nuôi cá lốc và ếch trên cạn.
Năm 2016, do thiếu kinh nghiệm và không biết cách phòng chống thiên tai và bệnh dịch sau lũ, nên cá của Tường trôi theo dòng nước. Số cá còn lại nhiễm dịch bệnh, giá bán liên tục giảm. Hồi đó, anh gần như mất trắng.
Quyết không chịu khuất phục trước thất bại, anh tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nhất là việc đối phó với lũ lụt và bệnh dịch.
Để bè có thể chống chọi lũ, Tường phải tách các lồng, chuyển chúng vào phía dòng nước êm. Ngoài ra, mỗi tuần, anh cho cá ăn những loại thực phẩm hỗ trợ để chúng tăng sức đề kháng, không nhiễm bệnh.
Một hồ nuôi ếch của Ung Mạnh Tường. Ảnh: Tấn Phước
Sau 4 năm, Ung Mạnh Tường đạt mức doanh thu trên 2,5 tỷ đồng hàng năm, đạt lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, anh đã phát triển mô hình lên 20 lồng bè nuôi cá diêu hồng, 8 hồ nuôi cá lóc và 8 hồ nuôi ếch. Trong thời gian tới anh tường sẽ tiếp tục làm thêm 10 lồng nữa để nuôi cá diêu hồng.
Với kinh nghiệm nuôi cá lồng bè, Tường chia sẻ rằng, ngoài các yếu tố để chăm sốc đàn cá, người nuôi còn phải để ý đến mùa vụ, nhất là vào mùa nắng. Do vào mùa này cá thường rất dễ mắc bệnh nên chúng ta cần giảm số lượng bằng một nửa so với mùa mưa để tránh tổn thất lớn”.
Tấn Phước (Theo KT & TD)
Nguồn: Vietnambiz
- cá lồng bè li>
- Kỹ sư công nghệ li>
- làm giàu li>
- nuôi cá li>
- nuôi cá lồng bè li> ul>
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
Tin mới nhất
T6,16/05/2025
- Nhập lậu tôm hùm giống – nguy cơ lớn cho ngành thủy sản
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Ngành thức ăn thủy sản Trung Quốc: Tái định hình để thích ứng với kỷ nguyên nuôi trồng mới
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân