Thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường nước thay đổi đã làm dịch bệnh trên tôm nuôi phát sinh. Để có vụ nuôi tôm thành công, cơ quan chuyên môn và các địa phương đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm khống chế dịch bệnh trên tôm nuôi.
Những ngày này ông Trần Hữu Tú ở tại thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đang tất bật xử lý hóa chất sát trùng Chlorine cho ao nuôi gần 0,3 ha của mình để kịp thả lại lứa tôm khác. Trước đó, ông Tú đã chi phí hơn 20 triệu đồng để cải tạo ao và mua gần 4 vạn con giống tôm thẻ chân trắng thả nuôi. Sau chưa đầy 3 tuần tôm nổi đầu, dạt bờ và chết, thiệt hại 100%. Bằng kinh nghiệm của mình ông xác định tôm nuôi bị bệnh hoại tử gan tuy nên quyết định mua hóa chất về xử lý nước để tiếp tục thả nuôi lứa tôm khác. “Tôi dự kiến sau khi xử lý ao nuôi xong sẽ thả nuôi lại với mật độ thấp hơn và thả xen thêm ít cua. Hy vọng sẽ thuận lợi để còn có thu nhập”, ông Tú cho hay.
Dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính cũng đã làm ông Hồ Hữu Bắc ở tại thôn Huỳnh Thượng thiệt hại khoảng 50 triệu đồng khi ao nuôi có diện tích 0,28 ha với 10 vạn con giống tôm thẻ chân trắng của ông bị chết hoàn toàn. Theo ông Bắc, mặc dù từ khi thả giống ông đã thường xuyên túc trực ngoài ao nuôi để theo dõi tình trạng phát triển của tôm. Nhưng do năm nay thời tiết diễn biến quá phức tạp, nắng nóng kéo dài nhiều ngày làm nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi tăng cao, tôm nuôi giảm sức đề kháng dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh.
Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn Hồ Ngọc Quyết thông tin, tổng diện tích nuôi thủy sản mặn lợ của địa phương là trên 163 ha. Chủ yếu là nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Hiện tại, do ảnh hưởng của tình hình thời tiết, nắng nóng xen kẽ mưa dông nên môi trường ao nuôi thường xuyên biến động làm phát sinh dịch bệnh. Đã có một số ao nuôi xuất hiện hiện tượng tôm chết với diện tích hơn 9 ha của 35 hộ. Để khống chế dịch bệnh, UBND xã đã chỉ đạo các Hợp tác xã tập trung quản lý chặt chẽ các ao nuôi bị bệnh; hỗ trợ các hộ nuôi tôm xử lý, tiêu độc các ao nuôi tôm bị bệnh, khống chế không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Đồng thời, hướng dẫn người nuôi tiếp tục theo dõi, chăm sóc và phòng bệnh trên tôm nuôi. Khuyến cáo các hộ có tôm bị bệnh chết cần vệ sinh ao nuôi thật kĩ trước khi thả nuôi lại.
Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh, bước vào vụ nuôi tôm năm 2024, mặc dù người nuôi tôm trên địa bàn huyện cơ bản tuân thủ theo công văn số 300/SNN-KHTC, ngày 29/1/2024 về việc hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi trồng Thủy sản năm 2024 do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh ban hành. Tuy nhiên, dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn xảy ra và có chiều hướng lan rộng. Cụ thể, trong tổng diện tích gần 292 ha đã thả nuôi toàn huyện, hiện đã có gần 28 ha bị dịch bệnh. Chủ yếu là bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS), khiến tôm chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.
Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân gây chết trên tôm nuôi trong thời gian qua là do thời tiết năm nay đầu vụ nuôi quá khắc nghiệt không ổn định, hình thái nắng nóng kèm theo xuất hiện những cơn mưa giông lớn bất chợt, thời tiết oi bức là nguyên nhân tôm rất dễ bị stress dẫn đến dịch bệnh. Cách quản lý các yếu tố môi trường như: pH, nhiệt độ, Ôxy, độ mặn, độ kiềm, H2S, NH3, độ trong trong ao nuôi của người nuôi tôm không đảm bảo dẫn đến môi trường ao nuôi biến động kết hợp gặp thời tiết bất lợi cũng là nguyên nhân dẫn đến tôm bị bệnh. Ý thức, tư tưởng của người dân trong việc chăm sóc tôm nuôi cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra dịch bệnh trên tôm như: Thả giống xong khi nào thấy tôm thì cho ăn và chăm sóc, thả giống xong nhờ trời nhờ đất, đến giờ cho tôm ăn xong là hết nhiệm vụ có thể đi làm các công việc khác để tăng thêm thu nhập cho gia đình, ít để ý đến quá trình chăm sóc theo dõi môi trường hàng giờ hàng ngày nhằm xữ lý một cách kịp thời. Sự đầu tư cho việc nuôi tôm của người dân bị cắt giảm do: Các đại lý thức ăn, thuốc hóa chất không cho mua nợ; nguồn vốn bỏ ra trực tiếp để chi phí cho việc mua thức ăn, thuốc, men vi sinh và các vật dụng cho nuôi tôm quá cao dẫn đến người dân nuôi cầm chừng, ít bỏ vốn và công sức vào cho việc nuôi tôm…
Để có vụ nuôi tôm thành công, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, người nuôi tôm trong thời điểm hiện tại cần lưu ý một số vấn đề về thời tiết thay đổi trong ngày, phải giữ cho môi trường ổn định, càng ít biến động thì con tôm ít sinh bệnh. Việc quản lý môi trường nuôi tốt như: pH = 7,5 – 8,5; nhiệt độ = 28 – 30 oC; Ôxy ≥ 5ppm; độ mặn = 10 – 25‰; độ kiềm = 80 – 120 ppm; H2S ≤ 0,03 ppm; NH3 ≤ 0,1 ppm; độ trong = 30 – 40 cm,… Vì vậy, hàng ngày nên đo các thông số môi trường để xử lý kịp thời tránh cho môi trường biến động. Việc đầu tư ban đầu và cho cả vụ nuôi tôm là hết sức quan trọng góp phần thực hiện tốt các giải pháp hạn chế dịch bệnh như: cải tạo ao thật kỹ trước khi thả nuôi tôm, diệt bỏ các vật chủ trung gian mang mầm bệnh và ảnh hưởng đến đường ruột của tôm. Chọn con giống ở cơ sở có uy tín, có thương hiệu, có nguồn gốc rõ ràng và phải xét nghiệm sạch bệnh ít nhất 3 loại bệnh thường gặp là đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và bệnh còi – vi bào tử trùng. Thường xuyên bổ sung vôi, khoáng chất, đặc biệt là Canxi, Magie, Kali cho tôm, đồng thời tăng cường sử dụng vi sinh, thuốc, VitaminC, men tiêu hóa, men tỏi, acid hữu cơ để hỗ trợ đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn… Bên cạnh đó ý thức, tư tưởng của bà con nông dân cần thay đổi và nhìn nhận việc nuôi tôm của gia đình cũng là một nghề để làm ra tiền và có thể làm giàu trên ao tôm của mình, chính vì vậy cần bỏ công sức vốn liếng cho việc nuôi tôm là hết sức cần thiết.
Phan Văn Phương – TTKN
Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị
- dịch bệnh li> ul>
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên
- Quảng Bình thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
- Đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
- Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trước nắng nóng
Tin mới nhất
T4,02/07/2025
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên
- Quảng Bình thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
- Đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
- Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trước nắng nóng
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Bình Định tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân