Khí độc amoniac và tác động lên tôm

Trong nước Amoniac tôn tại dưới 2 dạng amonia tự do và (NH3) và inon (NH4+) trong trạng thái cân bằng phụ thuộc vào pH và nhiệt độ

Amôniac sinh ra từ chất thải của con nuôi; thức ăn thừa, cây cỏ và động vật thối rữa; và là sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa chất, được cơ thể đào thải ra ngoài. Khi nồng độ Amôniac trong nước cao thì quá trình đào thải Amôniac bị chậm lại làm cơ thể bị nhiễm độc. Trong nước, Amôniac tồn tại ở dạng iôn NH4+ không độc và amôniac tự do NH3 độc hại. Tổng nồng độ hai dạng trên được gọi là TAN. Cùng nồng độ TAN, nhưng pH và nhiệt độ càng cao thì nồng độ khí độc NH3 càng cao, con nuôi càng dễ bị nhiễm độc, làm sức đề kháng giảm, nên dễ bị bệnh. Tiêu chuẩn Việt nam cho ngưỡng NH3 là 0,3 mg/l. Ngưỡng này ứng với các ngưỡng TAN khác nhau ở các pH và nhiệt độ khác nhau.

Kết quả thử nghiệm trên 5 loài tôm của những nhà nông học Mỹ cho thấy ở nồng độ NH3 tự do 0.45 mg/l, tốc độ tăng trưởng của tôm giảm 50% và nồng độ tối đa của NH3 tự do đảm bảo tốc độ tăng trưởng chỉ giảm 1 – 2 % là khoảng 0,1 mg/l. (Số liệu của Wickins).

Nước lợ thường có pH 8.0 – 8.3. Trong những đầm có tảo phát triển mạnh, pH có thể tăng lên đến 9 vào lúc chiều tà. Hiện tượng này không ảnh hưởng nhiều lắm đến sản lượng của đầm tôm nhưng cần thiết phải giữ TAN ở mức thấp. Mật độ tôm càng cao và tôm càng lớn, tiêu thụ thức ăn càng nhiều thì nguy cơ Amôniac càng cao. Trong tự nhiên, Amôniac chuyển dần thành Nitrit và Nitrat ít độc hơn, nhưng quá trình chuyển hóa xảy ra chậm, nên luôn có nguy cơ Amôniac vượt quá ngưỡng cho phép.

Nếu Ôxy hòa tan thiếu thì Nitrat và Nitrit chuyển ngược về Amôniac, làm Amôniac tăng cao. Tăng ôxy hòa tan giúp Amôniac chuyển hóa thành Nitrat, do đó một trong những biện pháp giữ nồng độ Amôniac thấp là cung cấp đủ ôxy cho đầm tôm.

Phương pháp tốt nhất khắc phục sự tích tụ Amôniac và các chất độc hại trong đầm là hút bỏ chất thải và thức ăn thừa, thay nước kịp thời, gia tăng quạt nước khi nồng độ amôniac tăng cao. Kỹ thuật BIOFLOC có tác dụng rất tốt trong việc khử amôniac.

Cần kiểm tra nồng độ amôniac ba ngày một lần trong hai tuần đầu, hai ngày một lần trong tháng hai tuần kế và mỗi ngày sau đó.

Trong trường hợp nuôi tôm với mật độ cao thì nên kiểm tra amôniac mỗi ngày.

Xem thêm: Cách quản lý Hydrogen Sulfide (H2S) trong ao nuôi tôm

Tin mới nhất

T6,11/10/2024