Xã Hoằng Châu mới được thành lập sau khi sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Hoằng Thắng, Hoằng Phong, Hoằng Lưu và Hoằng Châu. Xã có diện tích tự nhiên 33,21 km2, trong đó có nhiều vùng lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS).
Thu hoạch tôm thẻ chân trắng trong bể nuôi có mái che tại khu nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu.
Những cánh đồng ngoại đê sông Mã vốn được xem là “thủ phủ nuôi tôm” của xã Hoằng Châu. Đứng trên đê sẽ nhìn thấy hàng chục bể nuôi tôm công nghiệp được phủ mái che màu trắng, màu xanh như những cây nấm khổng lồ nổi lên giữa một vùng NTTS rộng lớn. Những năm trước, nơi này bà con chủ yếu nuôi tôm quảng canh, nhưng do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khó kiểm soát dịch bệnh nên trong vòng hơn 5 năm trở lại đây, nhiều hộ đã dần chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Với nguồn vốn đầu tư lớn, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên một số mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là một trong những người tiên phong xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao, gia đình ông Nguyễn Văn Suốt ở thôn Châu Triều đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích nuôi tôm quảng canh sang đầu tư hệ thống 12 bể nuôi tôm có mái che, mỗi bể có diện tích hơn 500m2; đồng thời xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước, thiết bị điều hòa nước, không khí trong các bể nuôi. Ông Suốt cho biết: Lúc mới bắt đầu chuyển đổi mô hình, ông đã từng thất bại ngay khi thả lứa giống đầu tiên do chưa hiểu hết được quy trình, kỹ thuật của mô hình mới. Sau đó, ông đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm trong bể có mái che. Khi tích lũy được “lưng vốn” kinh nghiệm, ông tiếp tục cải tạo lại hệ thống khu nuôi tôm và bắt đầu “ăn, ngủ” cùng con tôm. Cách nuôi tôm trong bể có mái che có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách nuôi truyền thống, bớt phụ thuộc vào yếu tố thời tiết như lâu nay.
Để chăm sóc, bảo vệ tôm nuôi, ngoài sử dụng thức ăn bảo đảm chất lượng, gia đình ông còn sử dụng men vi sinh để xử lý đáy bể, làm sạch nguồn nước, cải thiện môi trường ao nuôi, phòng ngừa các tác nhân gây bệnh. Những năm thuận lợi, gia đình ông có thể nuôi gối được từ 3 – 4 vụ/năm, mang lại năng suất cao, lợi nhuận thu về đạt hàng trăm triệu đồng/năm. Gia đình ông còn giải quyết việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức thu nhập 10 triệu đồng/tháng và hàng chục lao động thời vụ mỗi thời điểm dọn ao, thu hoạch tôm.
Không chỉ nuôi tôm, cua cũng là một trong những sản phẩm đặc trưng từ hoạt động NTTS ở xã Hoằng Châu. Các hộ nuôi cua chủ yếu theo hình thức xen canh và thu hoạch bắt tỉa, sản phẩm cung ứng ra thị trường chủ yếu là cua thịt, rất hiếm khi có cua lột, trong khi cua lột mới chính là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa thích và có giá thành cao.
Nhận thấy nhu cầu của thị trường và lợi thế từ vùng nuôi trồng ở địa phương, Giám đốc Công ty TNHH SH79 Lê Văn Châu ở thôn Đình Long đã đầu tư mô hình nuôi cua lột trong hộp nhựa với diện tích gần 1ha trong nhà có mái che, bể nuôi kiên cố, hệ thống xử lý nước và kho lạnh bảo quản… Cua được tuyển chọn kỹ trước khi đưa vào nuôi, có trọng lượng từ 150 đến 250g, sau đó được khử khuẩn, cho vào các lồng nhựa riêng để chăm sóc, theo dõi hàng ngày và bảo đảm các điều kiện môi trường để chúng có thể lột vỏ. Mỗi ngày, cua được cho ăn theo khẩu phần, thức ăn chủ yếu là cá trích, ngao, vẹm, ốc… Cua lột được xem là mặt hàng thực phẩm cao cấp, giá thành của sản phẩm hiện ở mức cao, dao động từ 800.000 – 1.000.000 đồng/kg tùy vào kích cỡ. Quy mô sản xuất của Công ty TNHH SH79 hiện ở mức khoảng 5 tấn cua/năm. Đây là mô hình nuôi cua lột đầu tiên tại xã Hoằng Châu. Sản phẩm của công ty đã được công nhận OCOP 3 sao năm 2023.
Thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của các xã ven biển, trong đó lĩnh vực nuôi trồng ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể. Những mô hình nuôi tôm, cua ứng dụng công nghệ cao sẽ mở ra triển vọng, hướng đi mới trong lĩnh vực NTTS tại xã Hoằng Châu. Tuy nhiên, đi kèm với đó cũng là những trăn trở về bài toán môi trường, bảo vệ nguồn nước cho những vùng NTTS. Do vậy, việc phát triển các vùng NTTS cần được quy hoạch, quản lý theo hướng bền vững, vừa tạo đột phá phát triển các vùng nuôi thâm canh theo hướng ứng dụng công nghệ cao để gia tăng sản lượng, chất lượng và hiệu quả kinh tế, vừa phải bảo đảm chặt chẽ các yếu tố về môi trường để khai thác bền vững, lâu dài các tiềm năng, lợi thế về NTTS.
Minh Hiền
Nguồn: https://baothanhhoa.vn/
- Hoằng Châu li>
- nuôi trồng thủy sản li>
- Thanh Hóa li> ul>
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
Tin mới nhất
T5,03/07/2025
- Tỉnh Bạc Liêu sáp nhập Cà Mau thành tỉnh Cà Mau mới, thế mạnh nhân đôi, lĩnh vực nào dẫn đầu cả nước?
- Grobest Việt Nam: Tiên phong đạt chuẩn ASC – Chứng nhận quốc tế về thức ăn thủy sản bền vững
- Hiệu quả từ mô hình nuôi trồng thủy sản ở xã Hoằng Châu
- Phụ gia cải thiện miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng nuôi mật độ cao
- “Cà Mau mới” – Thủ phủ tôm của cả nước
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- “Đôi bạn cùng tiến” có lợi cho nuôi tôm?
- Làm giàu từ nuôi tôm công nghệ cao
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Bình Định tăng cường quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Thủy sản Việt Nam tìm cách thoát ‘bẫy phụ thuộc’
- Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân