Giá thành sản xuất tôm thẻ chân trắng theo mô hình siêu thâm canh tại Việt Nam

[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 60%, tiếp theo là chi phí con giống chiếm 10% trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản II, trong báo cáo sơ bộ đánh giá cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ tại Việt nam và đề xuất một số giải pháp giảm giá thành nuôi tôm trong bối cảnh mới tại Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2024”, tại Bạc Liêu ngày 23/02/2024, chi phí giá thành sản xuất tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh tại Việt Nam đang ở mức cao.

Theo đó, khảo sát được thực hiện tại một số tỉnh nuôi tôm trọng điểm như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Bến Tre.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh, bể tròn 500 m2, nuôi 3 giai đoạn với mật độ giai đoạn 1 là 600 con/m2 FCR từ 1,1 – 1,4; tỷ lệ sống đến giai đoạn 3 là 55%.

STT Nội dung chi phí (cỡ tôm 50 con/kg) Tỉ lệ % Chi phí đ/kg
I Chi phí biến đổi (TVC – đ/kg) 92,00% 96.600
1 Chi phí giống (1PL = 100đ) 10,15% 10.658
2 Chi phí thức ăn 59,66% 62.638
3 Chi phí thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học 8,96% 9.408
4 Chi phí điện 6,64% 6.972
5 Chi phí dầu 1,38% 1.449
6 Chi phí cải tạo ao 2,45% 2.567
7 Chi phí lao động 1,72% 1.806
8 Chi phí thu hoạch 1,05% 1.103
II Chi phí cố định (TFC) 8,00% 3.150
9 Chi phí khấu hao TSCĐ/thiết bị/bảo trì 3,00% 2.100
10 Chi phí khác 2,00% 2.100
11 Chi phí thuê ao/khấu hao ao 2,00% 1.050
12 Chi phí thuê đất 1,00% 8.400
III Tổng chi phí (TC triệu đ/kg) 100% 105.000
IV Năng suất (W – tấn/ha/vụ) 62,00
VI Giá thành sản xuất (P=TC/W – đ/kg) 105.000

 

Nghiên cứu đánh giá, trong mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, chiếm cao nhất là chi phí thức ăn với khoảng 60%, tiếp theo là chi phí con giống chiếm 10%, đối với mô hình nuôi chuyển bể thì tỷ lệ sống lúc sang tôm ảnh hưởng đến năng suất và quyết định giá thành. Các mô hình có TLS đến lúc thu hoạch còn khoảng 55%, ảnh hưởng của các kỹ thuật sang chuyển tôm các giai đoạn khác nhau. Chi phí thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học chiếm 8%, đứng thứ ba.

Như vậy, để giảm giá thành hiệu quả, tăng mật độ trong ao nuôi cần tính tới tỷ lệ, tốc độ thay nước và khả năng lọc nước của hệ thống lọc, để có thể tiết kiệm được các chi phí hóa chất, vi sinh, khoáng, năng lượng,…

Hải Anh

Tin mới nhất

T7,05/10/2024