[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Năm 2023, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 22.607 ha, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước (có tổng diện tích bị thiệt hại là 22.894 ha).
Thông tin trên được nêu tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) chiều ngày 21/12/2023.
Báo cáo của Cục Thú y cho biết, năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 25.404 ha, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước (có tổng diện tích bị thiệt hại là 23.548 ha); ngoài ra có khoảng 1.751 lồng, bè, vèo, bể nuôi có thủy sản bị thiệt hại.
Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 22.607 ha, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể:
- Thiệt hại do môi trường là 14.954 ha, không xác định được nguyên nhân là 922 ha (chiếm khoảng 89% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại).
- Thiệt hại do dịch bệnh là 6.731 ha (chiếm 30% trong tổng diện tích tôm bị thiệt hại), giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
- Chủ yếu thiệt hại ở loại hình quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa (15.820 ha), còn lại là nuôi thâm canh, bán thâm canh (6.787 ha).
Bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)
Xảy ra tại 19 tỉnh, thành phố với tổng diện tích tôm nuôi bị mắc bệnh là trên 1.324 ha (chiếm 1,58% diện tích tôm thả nuôi tại các xã có dịch). So với cùng kỳ năm 2022, bệnh xảy ra ở phạm vi hẹp hơn 16% và diện tích có tôm mắc bệnh giảm 30%.
Kết quả giám sát lưu hành, xét nghiệm bệnh: Mẫu được lấy để xét nghiệm gồm: 7.629 mẫu tôm, trong đó 2,4% mẫu dương tính; 127 mẫu môi trường, không có mẫu dương tính; 36 mẫu thức ăn tươi sống, trong đó có 01 mẫu dương tính. Số lượng mẫu xét nghiệm giảm 51,2% và tỷ lệ mẫu dương tính giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2022.
So sánh tình hình bệnh Hoại tử gan tụy cấp tính theo số lượng địa phương và diện tích
Bệnh Đốm trắng (WSD)
Xảy ra tại 20 tỉnh, thành phố với tổng diện tích tôm nuôi bị mắc bệnh là gần 2.150 ha (chiếm 1,68% diện tích tôm thả nuôi tại các xã có dịch). So với cùng kỳ năm 2022, bệnh xảy ra ở phạm vi hẹp hơn 1,7% và diện tích có tôm mắc bệnh giảm 8%.
Kết quả giám sát lưu hành, xét nghiệm: Mẫu được lấy để xét nghiệm bao gồm: 10.125 mẫu tôm, trong đó 4,3% mẫu dương tính; 01 mẫu môi trường và 02 mẫu thức ăn đều cho âm tính; 51/230 mẫu tôm tự nhiên, giáp xác dương tính. Số lượng mẫu xét nghiệm giảm 46,6% và tỷ lệ mẫu dương tính giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
So sánh tình hình bệnh Đốm trắng tính theo số lượng địa phương và diện tích
Bệnh Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND)
Xảy ra tại 04 tỉnh, thành phố gồm TP. Hải Phòng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang với diện tích tôm nuôi bị mắc bệnh là trên 134 ha; tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Kết quả giám sát lưu hành, xét nghiệm: Mẫu được lấy để xét nghiệm bao gồm 6.147 mẫu tôm, trong đó có 3,4% mẫu dương tính; 02 mẫu môi trường đều cho âm tính; 194 mẫu tôm tự nhiên, giáp xác đều âm tính. Số lượng mẫu xét nghiệm giảm 43,4% và tỷ lệ mẫu dương tính tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Nguồn số liệu: Cục Thú y
Ngọc Anh
- bệnh hoại tử gan cấp tính li>
- dịch bệnh li>
- đốm trắng li> ul>
- Tôm Nhơn Trạch đắt hàng dịp lễ
- Trovan: Giải pháp quản lý đàn giống tối ưu
- 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025
- Kiên Giang: Phát sinh 7 ổ dịch trên tôm nuôi ở huyện An Biên
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Giá tôm càng xanh thương phẩm tăng mạnh từ đầu tháng 1/2025
- Brazil: Đình chỉ nhập khẩu tôm từ Ecuador
- Xuất khẩu tôm 2024: Con tôm vẫn giữ vững vị thế
- Sự cố ao nuôi: Phát hiện sớm qua những dấu hiệu đặc trưng
- Nông dân nuôi tôm xuất sắc: Công nghệ là “chìa khóa” thành công
Tin mới nhất
T2,12/05/2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Nuôi biển công nghệ cao góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản
- Doanh nghiệp thủy sản tăng tốc xuất hàng vào thị trường Mỹ
- Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
- Giá tôm tăng trở lại
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Nông dân Nghệ An nuôi tôm rải vụ, tối ưu hóa lợi nhuận
- MiXscience Asia: Cung cấp giải pháp tự nhiên phòng bệnh hữu hiệu trên thủy sản (tôm/cá)
- Skretting: Khánh thành dây chuyền sản xuất LifeStart đầu tiên tại châu Á, ra mắt năm sản phẩm mới cho trại giống
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nơi này ở Thái Bình dân nuôi tôm kiểu gì mà lãi khủng, cứ 1ha thu 2-3 tỷ/vụ?
- Người nuôi tôm gặp khó khi thời tiết bất lợi
- Việt Anh Group: Cung cấp bộ giải pháp toàn diện cho người nuôi thủy sản
- Thuế quan mới từ Hoa Kỳ: Tác động căn bản tới cục diện thương mại tôm toàn cầu
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân