Công nghệ ép viên và ép đùn trong sản xuất thức ăn cho tôm

Để thức ăn tôm đạt được hiệu quả mong muốn, đó là cung cấp năng lượng tối ưu cho sự phát triển tối đa của tôm, thì nó buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: Viên thức ăn cho tôm phải đạt độ chìm 100% và có độ ổn định trong nước lớn hơn 2 giờ.

Tuy nhiên, tinh bột được sử dụng trong thức ăn để liên kết thành các viên thức ăn nhỏ không có giá trị dinh dưỡng thực sự cho tôm. Do đó, một quy trình cho phép thay thế tinh bột bằng protein có thể hỗ trợ thêm cho mục tiêu tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi thức ăn.

Tuy nhiên, có khá nhiều yếu tố bổ sung cần xem xét khi xác định giải pháp tốt nhất cho cơ sở sản xuất thức ăn nuôi tôm của bạn. Thức ăn cho tôm có thể được sản xuất bằng cách ép viên hoặc ép đùn, mỗi kỹ thuật chế biến này đều có ưu và nhược điểm riêng của nó. Ở đây, chúng tôi thực hiện phép so sánh song song mang tới cái nhìn toàn diện và định hướng cho từng cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm.

Kỹ thuật ép viên

Khi ép viên, chất lượng xay mịn là rất quan trọng. Khi có các hạt quá khổ hoặc không nhất quán xuất hiện trong thành phần thức ăn, độ bền vững của viên thức ăn sẽ bị ảnh hưởng xấu. Mặc dù cả 2  kỹ thuật ép viên và đùn viên đều có lợi từ việc sử dụng máy nghiền, tuy nhiên khi lựa chọn quy trình sản xuất viên cho thức ăn nuôi tôm, hãy xem xét bổ sung các bước phân loại để xử lý tái chế các hạt quá khổ.

Quá trình ép viên rất nhạy cảm với ngưỡng độ ẩm vượt mức. Khi độ ẩm quá cao làm cho các trục lăn bị trượt, dẫn đến hậu quả làm tắc nghẽn máy. Do đó, chạy quạt điều hòa là một bước cần thiết trong dây chuyền sản xuất ép viên thức ăn, để đạt được mức độ mịn của tinh bột phù hợp và đáp ứng yêu cầu ổn định về nước.

Thức ăn ép viên là một quá trình cô đặc tự nhiên, do đó, thức ăn phủ một lớp chất lỏng hoặc các thành phần dinh dưỡng ướt (như chất béo, dậu), đây  có thể là một thách thức. Và một nhân tố khác cùng ảnh hưởng đến chất lượng viên đó là việc kiểm soát kích thước và chiều dài viên, điều này đặt ra những yêu cầu về các bước bổ sung trong quá trình ép viên, để đồng đều các viên thức ăn cho tôm.

Mặc dù có nhiều thách thức với việc sản xuất một viên thức ăn tôm chất lượng cao bằng máy nghiền viên. Tuy nhiên đây vẫn là kỹ thuật sản xuất tân tiến được áp dụng phổ biến.

>>> Vấn đề nan giải về tính bền vững của nguồn thức ăn cho tôm

Kỹ thuật ép đùn

Mở quạt điều hòa trước giai đoạn ép đùn viên nhằm ngăn chặn sự giãn nở của các viên ép khi ra khỏi máy đùn. Các thành phần trong bột cũng phải giữ ở nhiệt độ chuẩn. Ngoài ra, vì tất cả các độ ẩm dư thừa được thêm vào trước và trong quá trình xử lý ép đùn, do đó sấy khô là thao tác bắt buộc để loại bỏ độ ẩm dư, ổn định độ ẩm vừa đủ duy trì trong quá trình ép các viên thức ăn.

Một số các lợi ích của ép đùn bao gồm việc kiểm soát chính xác kích thước và chiều dài của viên thức ăn, kích thước có thể nhỏ đến Ø 0.6 mm, dễ dàng kiểm soát được độ xốp của viên thức ăn và lớp dầu phủ phía ngoài (do các thành phần dinh dưỡng ướt) viên thức ăn.

Kỹ thuật ép đùn cũng cho phép thay thế tinh bột liên kết hạt bằng thành phần protein dinh dưỡng và hệ thống kiểm soát được mở rộng, cho phép các nhà sản xuất thức ăn điều chỉnh chính xác sự giãn nở của và mang tới khả năng chìm hoàn toàn, đây là 2 yếu tố chính để sản xuất được nguồn thức ăn cho tôm chất lượng cao.

>>> Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thức ăn thủy sản

 T.T (lược dịch)

Tin mới nhất

T6,22/11/2024