Từ đầu tháng 10 đến nay, hầu như giá tôm chỉ có tăng chứ không hề giảm, đặc biệt là tôm cỡ lớn có tốc độ tăng rất nhanh. Tuy nhiên, theo ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, sự tăng giá này chủ yếu đến từ tác động cung – cầu trong nước, chứ không phải tín hiệu ấm lên từ thị trường xuất khẩu.
Tôm thẻ chân trắng loại 20 con/kg hiện được các nhà máy thu mua với giá từ 175.000 – 180.000 đồng/kg, loại 30 con/kg từ 142.000 – 145.000 đồng/kg, đặc biệt tôm thẻ cỡ 100 con/kg cũng đã lên mức từ 82.000 – 85.000 đồng/kg. Tuy nhiên, sôi động nhất phải kể đến thị trường tôm tươi sống tiêu thụ nội địa và một phần xuất sang các nước lân cận như: Trung Quốc, Campuchia… Đây chính là nguyên nhân đẩy giá tôm sú tươi sống loại 20 con/kg lên mức từ 300.000 – 330.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá từ 190.000 – 200.000 đồng/kg. Tương tự như thế, tôm thẻ ôxy loại 20 con/kg cũng có giá từ 200.000 – 210.000 đồng/kg, loại 30 con/kg giá từ 152.000 – 155.000 đồng/kg…

Theo các thương lái thu mua tôm tươi sống (còn gọi là tôm ôxy), tuy sức tiêu thụ từ thị trường nội địa năm nay không quá mạnh so với những năm trước, nhưng vì lượng tôm không còn nhiều, nhất là tôm cỡ lớn nên chuyện tôm tăng giá vừa qua là hiển nhiên. Hơn nữa, thời điểm này, thị trường Trung Quốc và Campuchia cũng đang ăn hàng mạnh nên để có đủ hàng giao cho khách chỉ có một con đường là tăng giá. Tuy lượng tiêu thụ tôm tươi sống không phải là quá lớn, nhưng cũng có tác động đến giá thu mua từ các nhà máy. Theo đó, để có đủ nguồn tôm nguyên liệu phục vụ đơn hàng cuối năm, hầu hết các nhà máy đều có sự điều chỉnh giá tôm theo hướng tăng thêm, bởi nếu không sẽ khó có thể thu mua được tôm do áp lực cạnh tranh từ các đại lý thu mua tôm tươi sống.
Từ nay đến cuối năm, tuy nhịp độ xuất khẩu không tăng, nhưng theo các doanh nghiệp, do lượng tôm trong nước không còn nhiều, cộng thêm doanh nghiệp cũng cần một lượng dự trữ nhất định để sản xuất trong lúc mùa tôm mới chưa có thu hoạch và nhất là nhu cầu tôm tươi sống từ thị trường nội địa đang vào cao điểm, nên nhìn chung, việc tiêu thụ tôm trong nước cũng không quá khó khăn. Theo đó, giá tôm từ nay đến cuối năm, thậm chí cả quý I/2024 khả năng tăng nhẹ so với hiện tại chứ khó có khả năng giảm, nhất là tôm có kích cỡ lớn. Ông Võ Văn Phục – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) chia sẻ: “Bước sang quý III/2023, các doanh nghiệp đều tăng tốc chế biến, xuất khẩu để kịp giao hàng phục vụ lễ, Tết cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Đến đầu tháng 12 này, nhịp độ sẽ có phần giảm lại và thông thường nhịp độ giảm này sẽ kéo dài cho đến hết quý I/2024. Tuy nhiên, nhịp độ xuất khẩu thay đổi thế nào trong những tháng đầu năm mới còn tùy thuộc vào sức tiêu thụ dịp cao điểm lễ, Tết như đã nói ở trên”.
Tôm sú tươi sống cỡ lớn đang được các thương lái tranh mua với giá khá cao do nhu cầu thị trường nội địa tăng. Ảnh: TÍCH CHU
Năm 2023 đang dần về cuối, trong khi cuộc chiến Đông Âu không giảm nhiệt thì tháng 10 lại thêm căng thẳng ở Trung Đông và cùng với đó là sản lượng tôm Ecuador tăng trưởng khá mạnh gây áp lực kép phải tiêu thụ giá thấp, người nuôi và doanh nghiệp chế biến lao đao. Đây là tình hình chung của các cường quốc nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm trên thế giới, chứ không riêng gì Việt Nam. Tất cả những hệ lụy trên cộng hưởng lại khiến ngành tôm không thể làm nên cú ngược dòng về đích như ý, mặc dù sự nỗ lực từ nửa cuối năm là khá tốt. Ông Đặng Ngọc Sơn – Tổng Giám đốc Công ty Camimex (Cà Mau) nhận định: “Đến thời điểm hiện tại, thị trường tuy có sáng hơn nhưng chủ yếu là tăng mạnh về lượng, chứ còn giá thì chỉ tăng chút ít ở phân khúc tôm giá trị gia tăng nên theo tôi khó có doanh nghiệp nào ngược dòng đạt được kế hoạch đề ra ở đầu năm”.
Tuy gặp bất lợi trong cạnh tranh về giá, nhưng ngành tôm Việt Nam cũng có lợi thế lớn về trình độ chế biến và nuôi tôm thẻ về được kích cỡ lớn, giá bán ổn định ở mức tương đối cao. Thực tế cho thấy, từ khi giá tôm bắt đầu giảm đến nay, nhiều hộ nuôi tôm thẻ ao lót bạt đều có lợi nhuận khá nhờ thu hoạch tôm cỡ lớn. Riêng đối với thị trường Trung Quốc, theo ông Sơn chủ yếu dành cho các doanh nghiệp nhỏ, làm ăn trong ngắn hạn với mặt hàng tôm sú là chính, còn tôm thẻ rất khó cạnh tranh với tôm giá rẻ đến từ Ecuador và Ấn Độ.
Thời gian còn lại của năm, nhịp độ xuất khẩu tôm như dự báo là khó có thể tăng trưởng mạnh hơn mà nguyên nhân là do tình hình lạm phát tại thị trường tiêu thụ lớn vẫn chưa được cải thiện nhiều, lại thêm diễn biến xấu từ xung đột khu vực Trung Đông càng khiến người tiêu dùng dè sẻn hơn trong chi tiêu. Tuy khó có thể làm cú ngược dòng về đích như những năm trước đây do giá xuất khẩu vẫn chưa được cải thiện nhiều, nhưng với nhịp độ xuất khẩu tiếp tục duy trì ở mức khá tốt về lượng, cộng thêm sự sôi động trở lại ở phân khúc thị trường tôm tươi ít nhiều sẽ giúp giá tôm duy trì ở mức có lợi cho người nuôi tôm, giúp người nuôi tôm có thêm niềm tin, động lực chuẩn bị bước vào vụ nuôi mới của năm 2024.
Tích Chu
Báo Sóc Trăng
- giá tôm tăng li> ul>
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Ngành tôm Ecuador 2025: Thách thức bủa vây
- Xuất khẩu tôm Quý I: Tín hiệu khởi sắc
- Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam
- TPD: Vụ tôm mới, nỗi lo cũ
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 3/2025
- Nuôi tôm dễ dàng, thành công vững vàng cùng thức ăn đa tầng STP của Japfa Việt Nam
- Hà Tĩnh: Sẵn sàng cho vụ tôm xuân – hè 2025
- MiXscience Asia: Bộ sản phẩm phòng ngừa EHP, EMS, WFS, WSSV, TPD
- Học hỏi công nghệ xử lý nước nuôi trồng thủy sản tiên tiến từ Israel
Tin mới nhất
T2,31/03/2025
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- TAURINE: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Bệnh đốm trắng: Nguyên nhân chính gây giảm năng suất tôm
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Oxy sinh học và oxy hóa học: Sự khác biệt về nhu cầu
- Công nghệ thông minh AIoT: Cơ hội chuyển mình cho ngành thủy sản
- Di truyền tôm thẻ chân trắng: Xu hướng hiện tại và tương lai
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống