Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu trở thành trung tâm nuôi tôm hiệu quả, bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm.
Tỉnh Cà Mau sẽ duy trì diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến 198.000 ha, năng suất bình quân 450 kg/ha/năm; trong đó, có từ 100.000 ha đạt năng suất trung bình 550 kg/ha/năm trở lên. Duy trì, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh 13.200 ha, năng suất bình quân dao động từ 20 – 21 tấn/ha/năm; trong đó, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn, không xả thải ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm môi trường từ 1.000 ha trở lên. Đồng thời, mở rộng diện tích nuôi siêu thâm canh tập trung và phân tán theo quy trình không xả thải từ 400 đến 500 ha.
Xây dựng hợp tác xã, tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi, xây dựng chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng 100.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến (loại năng suất 550kg/ha) và khoảng 1.000 ha diện tích nuôi siêu thâm canh. Qua đó, góp phần đạt tổng sản lượng tôm nuôi 587.000 tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,5 tỷ USD).
Để triển khai hiệu quả mục tiêu trên, ngành chức năng phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin về Kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành tôm trên các phương tiện thông tin truyền thông của tỉnh, xã. Cấp ủy, chính quyền cấp xã chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với các đoàn thể hướng dẫn Ban nhân dân khóm, ấp tổ chức họp dân, các hợp tác xã trên địa bàn đăng ký tham gia kế hoạch (có sự tham gia của các doanh nghiệp đăng ký liên kết cung ứng đầu vào, tiêu thụ đầu ra) để tuyên truyền, hướng dẫn tham gia thực hiện kế hoạch
Tổ chức sản xuất theo “chuỗi giá trị ngành tôm” thông qua việc nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi giá trị ngành tôm cho phù hợp với từng địa phương và phù hợp với từng mô hình sản xuất cụ thể. Doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ và các hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX/THT) đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi sản xuất.
Xây dựng hiệu quả mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ cơ sở cung cấp đầu vào, nuôi tôm, thu mua nguyên liệu, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; đáp ứng được yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm, góp phần giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh việc liên kết và tổ chức sản xuất theo mô hình HTX/THT nhằm khắc phục được các hạn chế do ảnh hưởng của tập quán sản xuất nhỏ lẻ. Duy trì, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất của HTX, THT hiện có, nhất là việc cung cấp dịch vụ đầu vào, tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên.
Các địa phương đẩy mạnh liên kết và tổ chức sản xuất ngành hàng tôm theo mô hình HTX/THT.
Khuyến khích ứng dụng các quy trình nuôi tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Chú trọng đến các quy trình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, nuôi khép kín trong nhà kính, mô hình nuôi tôm – lúa hữu cơ; công nghệ nuôi sạch, công nghệ nuôi ít sử dụng nước, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các tổ chức, cá nhân nuôi tôm thương phẩm thực hiện các điều kiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành; thực hiện các quy trình nuôi trồng thủy sản tốt để đạt các chứng nhận tiêu chuẩn (ASC, MSC, CoC, GlobalGAP, BMP, VietGAP,…) để đáp ứng nhu cầu về chất lượng ngày càng cao của thị trường. Vận động các doanh nghiệp, huy động các nguồn vốn hợp pháp để đảm bảo kinh phí phục vụ chi phí chứng nhận.
Cơ sở nuôi tôm khi thả giống phải đảm bảo đúng lịch thời vụ của ngành chức năng khuyến cáo hàng năm, việc lấy nước vào ao nuôi và xả nước thải phải phù hợp với lịch điều tiết nước của khu vực và quy định của pháp luật. Các chất thải trong nuôi tôm phải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng công nghệ xử lý nước thải nuôi tôm bằng phương pháp ao sinh học, phương pháp xử lý kết hợp giữa phương pháp sinh học và hầm biogas, ứng dụng công nghệ biofloc (hoặc semi-biofloc) để xử lý nước tại nguồn, sử dụng máy ép phân tôm,…
Hình thành các tổ giám sát cộng đồng trong nuôi tôm hoặc tổ tự quản của các cơ sở nuôi tôm trong công tác bảo vệ môi trường, có sự điều phối và tham gia của chính quyền cơ sở (xã, ấp), của Hội Nông dân, HTX. Ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ 4.0 trong quản lý và sản xuất toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất tôm nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia nghiên cứu, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp của các nước có trình độ công nghệ phát triển, để tiếp cận và nhận chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu, các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao để góp phần phát triển ngành tôm mang lại hiệu quả và bền vững
Địa phương này chú trọng việc xây dựng liên kết chuỗi thông qua việc rà soát, nâng cấp, mở rộng phạm vi bao phủ của hợp tác xã, tổ hợp tác các vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến; vận động các hộ nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng các quy trình công nghệ, tham gia chuỗi liên kết để thành lập hợp tác xã (không tính theo phạm vi địa giới hành chính).
Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương cấp xã trực tiếp tham gia Ban vận động, tham gia thành viên hợp tác xã để trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo quá trình vận động, thành lập và tổ chức hoạt động của hợp tác xã trong sản xuất, liên kết sau này Rà soát, thống nhất xác định các nội dung cần liên kết; cách thức thực hiện từng nội dung liên kết đối với từng loại hình nuôi (quảng canh cải tiến, siêu thâm canh); nội dung liên kết cần có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện liên kết, nội dung cần một doanh nghiệp tham gia, qua đó xây dựng hợp đồng mẫu để hướng dẫn các địa phương thực hiện.
Vũ Huyền
Nguồn: Báo Thiên Nhiên Môi Trường
- công nghệ li>
- nuôi tôm li>
- nuôi trồng thủy sản li> ul>
- Phú Yên: Nuôi kết hợp sá sùng với tôm thẻ chân trắng
- Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 8.965ha
- Đầu tư nhà lưới, người nuôi tôm Nghệ An thích ứng với thời tiết nắng nóng
- Cà Mau: Phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái
- Skretting Việt Nam: Ký kết MoUs thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững tại ĐBSCL
- Doanh nghiệp tôm giống Bình Thuận trước thách thức di dời
- Ngành thủy sản chủ động ứng phó, thích ứng linh hoạt với mưa lũ
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Khi AI nuôi tôm
- Tỷ phú Cà Mau, đây là cơ ngơi đáng tiền của một nông dân nuôi tôm, nuôi cua đặc sản kiểu mới lạ
Tin mới nhất
T2,28/07/2025
- Nuôi tôm công nghệ cao: Đầu tư khéo, sinh lời lớn
- Evonik: Chuyển đổi bao bì giấy thân thiện môi trường cho sản phẩm dinh dưỡng
- Cà Mau đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ tôm
- Nuôi trồng thuỷ sản: Tạo hơn 20 triệu việc làm vào năm 2050
- Số hoá kiểm dịch: Bước đột phá trong ngành giống
- Phụ gia từ tảo: Cải thiện tăng trưởng và rút ngắn chu kì lột xác của tôm
- Việt Nam vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3 vào Singapore
- Công nghệ cao, tuần hoàn nước giúp tăng năng suất tôm nuôi tới 16 lần
- Cấp cứu khí độc sau mưa: Sử dụng yucca đúng cách trong ao nuôi tôm
- Thuốc & chế phẩm sinh học trong NTTS: Chớ để vàng thau lẫn lộn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân