Nhóm tác giả Trường Đại học Văn Lang đã nghiên cứu, phát triển vỏ tôm, thành chế phẩm giúp bảo quản các loại rau củ quả, trái cây được lâu ngày hơn.
TS Vũ Thị Quyền cho biết, kết quả nghiên cứu này đem lại nhiều tiềm năng cho ngành chế biến nông sản tại Việt Nam.
Chế phẩm sinh học bảo quản rau quả
Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ TPHCM vừa phối hợp với Trường Đại học Văn Lang tổ chức sự kiện giới thiệu Quy trình sản xuất chế phẩm Chitosan từ vỏ tôm ứng dụng trong bảo quản nông sản sau thu hoạch, kéo dài thời gian lưu trữ sản phẩm.
Theo TS Vũ Thị Quyền, Trưởng ngành Công nghệ sinh học, Khoa Công nghệ ứng dụng, Trường Đại học Văn Lang, trong những năm gần đây, các chế phẩm sinh học sử dụng trong bảo quản rau quả được nhiều người tiêu dùng quan tâm bởi tính năng an toàn cho nông sản thực phẩm và sức khoẻ con người.
Bảo quản rau quả còn góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch. Năm 2022, có khoảng 30% – 35% lượng rau quả bị tổn thất sau thu hoạch, đây là những yếu tố bất lợi lớn cho người nông dân cũng như thị trường rau quả của Việt Nam.
Hiện nay, chế phẩm sinh học Chitosan có thể ứng dụng rộng rãi trong bảo quản các loại rau quả nhiệt đới và giúp kéo dài tuổi thọ rau quả gấp 2 – 3 lần so với phương pháp bảo quản thông thường.
Chitin là một trong những polymer sinh học phong phú trong tự nhiên, đóng vai trò là thành phần chính tạo nên độ cứng chắc trong cấu trúc vỏ, khung xương của các loài giáp xác, chân đốt (vỏ tôm, cua, ghẹ, côn trùng), trong mai mực và trong vách tế bào vi nấm, vi khuẩn.
Chitosan là một dẫn xuất của chitin, được hình thành khi tách nhóm acetyl khỏi mạch chitin, thường ở dạng vẩy hoặc dạng bột màu trắng ngà. Nó có khả năng ức chế nhiều chủng vi sinh vật như vi khuẩn Gram âm, Gram dương và vi nấm. Vỏ tôm, vốn sẵn có ở nhiều nơi, là một trong những nguyên liệu thô có chứa chitin rất dồi dào, do vậy đây là nguồn để sản xuất ra chitosan.
Theo quy trình của nhóm nghiên cứu, vỏ tôm được làm sạch, loại bỏ tạp chất, phơi sấy ở nhiệt độ 35 – 45 độ C, rồi nghiền nhỏ. Bột vỏ tôm được khử khoáng, khử protein bằng HCl, NaOH để thu chitin thô. Tiếp theo, xử lý trong dung dịch acetic acid 5%, thêm nước cất để tạo thành dung dịch chitosan.
“Chế phẩm sinh học Chitosan từ vỏ tôm được chứng minh có hiệu quả trong việc bảo quản rau quả khi kết hợp với túi GreenMAP và bảo quản ở nhiệt độ 10 độ C. Khi ngâm sản phẩm qua dung dịch ngoài việc sát khuẩn, chế phẩm còn tạo ra một màng bọc sinh học bên ngoài rau củ quả, hạn chế việc thoát hơi nước, giúp việc bảo quản lâu hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn tạo thành vòng tròn tái chế sinh học, khi pha với nước để ngâm trái cây và sau đó có thể dùng nước này để bón cho cây trồng”, TS Vũ Thị Quyền chia sẻ.
Quả tươi ngon sau 30 ngày bảo quản
Nhóm nghiên cứu thử nghiệm dung dịch này để bảo quản một số loại trái cây như xoài, thanh long, vải, cà chua và bắp cải…, bằng cách đem rau quả (đã được rửa sạch vỏ bằng nước máy hoặc nước giếng) ngâm với dung dịch chitosan 1% – 2% – 3% – 4% – 5% – 6% trong 3 phút, sau đó vớt ra, để ráo bằng quạt và đóng túi GreenMAP, đặt trong thùng carton kín miệng, bảo quản trong phòng lạnh 10 – 12 độ C.
Kết quả, bảo quản nông sản bằng dung dịch chitosan 6% cho hiệu quả cao nhất: sau 30 ngày, sản phẩm vẫn tươi, giữ nguyên màu sắc. Độ ngọt (brix) của các loại trái cây gần như không thay đổi so với ban đầu; đặc biệt, độ brix (độ ngọt) ở trái thanh long tăng 5%.
TS Quyền cho biết thêm, không chỉ sản xuất chế phẩm Chitosan từ vỏ tôm, nhóm tác giả còn nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm sinh học bảo quản nông sản từ dấm tre, dấm gỗ, bột neem, dầu sachi.
Các chế phẩm này đều có thời gian bảo quản nông sản ở nhiệt độ 10 độ C cao hơn chitosan từ vỏ tôm. Cụ thể, bảo quản chôm chôm bằng Chitosan, dấm tre gỗ, neem, dầu sachi lần lượt được 16, 26, 21,22 ngày. Ở cam sành lần lượt đạt 60, 72, 69, 70 ngày; chanh dây là 35, 45, 49, 49 ngày; bắp cải là 21, 30, 28, 28 ngày;…
Theo TS Quyền, sản phẩm Chitosan từ vỏ tôm có thể góp phần giải quyết câu chuyện vỏ tôm phế phẩm, vì lượng phế phẩm từ tôm ở Việt Nam ước tính lên đến 325.000 tấn/năm, hiện chủ yếu thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường.
Các chế phẩm nói trên nếu sản xuất ở quy mô nhỏ phòng thí nghiệm thì giá khoảng 170 nghìn đồng/lít dung dịch chitosan 5%, 350 nghìn đồng/lít dấm tre đậm đặc, 260 nghìn đồng/lít dấm gỗ đậm đặc, 100 nghìn đồng/100 gram bột neem (độ ẩm 80%). Tuy nhiên, nếu sản xuất quy mô công nghiệp thì giá thành này có thể giảm hơn một nửa.
Nhật Phong
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Hiện nhóm nghiên cứu đã làm chủ được quy trình sản xuất chế phẩm Chitosan từ vỏ tôm và các chế phẩm sinh học khác từ dấm gỗ, dấm tre, dầu neem, sẵn sàng hợp tác, chuyển giao công nghệ với các đơn vị có nhu cầu để mở rộng sản xuất sản phẩm
- Bến Tre: Tái chế bạt nhựa từ ao nuôi thủy sản thành gạch lát nền
- Rủi ro lớn, lợi nhuận cao – người dân “mạo hiểm” nuôi tôm vụ đông
- Doanh nghiệp thuỷ sản hưởng lợi gì khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ
- Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
- Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
Tin mới nhất
T2,11/11/2024
- Bến Tre: Tái chế bạt nhựa từ ao nuôi thủy sản thành gạch lát nền
- Rủi ro lớn, lợi nhuận cao – người dân “mạo hiểm” nuôi tôm vụ đông
- Doanh nghiệp thuỷ sản hưởng lợi gì khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ
- Cảnh giác với bệnh đốm trắng trên tôm khi La Nina tái xuất
- Giá tăng nhưng người nuôi tôm không còn nhiều để bán
- Nuôi tôm nước lợ năm 2024: Giá cả bấp bênh, hiệu quả kinh tế không cao
- Nhập khẩu tôm của Trung Quốc giảm 24% trong tháng 9/2024
- Nhiều công ty, thương lái tiếp thị thuốc thú y thủy sản cho hộ nuôi, trốn tránh sự quản lý của ngành chức năng
- Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Sản xuất tôm giống Cà Mau chỉ đáp ứng 50% nhu cầu
- Giá tôm lao dốc, nông dân gặp khó
- Inforgraphic: Ngành tôm 6 tháng đầu năm 2024
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
- CEO Chuang Jie Cheng: Vị thuyền trưởng – chắc chèo vững lái vượt sóng thành công
- Loay hoay ‘bài toán’ thiếu hụt nguyên liệu ở ngành thủy sản
- Ra mắt bộ 3 cuốn sách Toàn cảnh ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản Việt Nam
- Nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu bứt phá tăng trưởng cao
- Vướng mắc tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt