Cà Mau: Phát triển mạnh nuôi tôm sinh thái

Cà Mau đang tích cực tham gia “cuộc đua” chứng nhận nuôi tôm để nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của con tôm xuất khẩu. Tỉnh tập trung vào các mô hình nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường như nuôi tôm – rừng, tôm – lúa, và áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, Global GAP, Organic.

Tại Cà Mau, vùng nuôi thủy sản đến nay đã phát triển lên khoảng 300.000 ha, trong đó có khoảng 280.000 ha nuôi tôm. Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu nuôi trồng thủy sản gắn liền với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa học, không sử dụng các sản phẩm gây biến đổi gen, hạn chế đến mức thấp nhất tác động của việc nuôi trồng thủy sản đến môi trường.

Do đó, tỉnh tập trung phát triển mạnh mẽ mô hình nuôi tôm sinh thái, bởi với hình thức nuôi này thì con tôm đạt chất lượng cao, có giá trị xuất khấu, đặc biệt là các thị trường khó tính rất ưa chuộng tôm sinh thái của Cà Mau.

Thời gian qua, nhiêu diện tích nuôi tôm trên địa bàn tính đã được cấp các chứng nhận như: GlobalGAP, Naturland, BAP, EU và gân đây có ASC, Selva Shrimp, VietGAP.

Hết năm 2024, tổng diện tích tôm được chứng nhận trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 22.590 ha, trong đó chủ yếu là tôm – rừng và tôm – lúa. Đặc biệt, sau nhiều cố gắng nỗ lực, vào cuối năm 2024, Tổ chức chứng nhận Bureau Veritas đã trao chứng nhận “ASC nhóm” cho cộng đông nông dân thực hiện chuôi mô hình tôm – rừng trên địa bàn xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển. Đây cũng là chứng nhận ASC Group mô hình tôm – rừng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam trên thế giới.

Bên cạnh đó, chỉ riêng địa bàn huyện Ngọc Hiển, sau 11 năm, chính quyền địa phương phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện thành công vùng nuôi tôm- rừng đạt chứng nhận quốc tế tại các xã: Viên An Đông, Viên An, Tam Giang Tây, Tân Ân, thị trấn Rạch Gốc và xã Tân Ân Tây có tổng diện tích chứng nhận gân 11.500 ha với hơn 2.370 hộ nuôi.

Theo nhiều người dân trong chuỗi tôm -rừng huyện Ngọc Hiển, khi tham gia canh tác theo chứng nhận ASC, thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đông dân cư và báo đám tốt các quy định về lao động.

Nhờ đó, sản phấm đáp ng nh câu mua tôm của các thị trường nhp khấu, phát triển chuối liên kết sản xuất tôm bền vững, thúc đẩy sản xuất sạch, truy xuất nguồn gốc đầy đủ và du lịch cộng đồng, góp phân nâng cao giá trị con tôm Cà Mau trên thị trường thế giới.

Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục duy trì vùng nuôi đạt chuẩn quốc tế, đồng thời mở rộng vùng nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế tại một số vùng chuyên canh tôm- lúa, tôm quảng canh cải tiến tại các huyện Thới Bình, Cái Nước, Phú Tân, góp phần xây dựng chuỗi nuôi tôm Cà Mau theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường,…

Nguyễn Hằng