1. GIỚI THIỆU
Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với cá và động vật có vú, ảnh hưởng đến tăng trưởng, chuyển hóa Ca-P và hệ miễn dịch. Dạng hoạt động cuối trong cơ thể là 1,25(OH)2D3, được sản xuất qua quá trình hydroxyl hóa ở gan và thận. 25-OH-D3, một dẫn xuất của vitamin D, ổn định hơn và ít tác dụng phụ hơn so với 1,25(OH)2D3. Việc bổ sung 25-OH-D3 cho thấy hiệu quả hơn so với vitamin D3, giúp cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Các nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của 25-OH-D3 đối với hệ miễn dịch ở động vật trên cạn. Ở động vật thủy sản, việc bổ sung vitamin D3 giúp nâng cao tăng trưởng và miễn dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu về chất chuyển hóa của nó, 25-OH- D3, vẫn còn hạn chế.
Năm 2022, sản lượng toàn cầu của tôm thẻ chân trắng, L. vannamei, đạt 6.8 triệu tấn. Việc nuôi tôm ở vùng nước có độ mặn thấp làm chậm sự tăng trưởng và làm yếu hệ miễn dịch. Các điều chỉnh về dinh dưỡng có thể giảm thiểu những tác động này, bao gồm tăng cường hàm lượng protein, axit amin, lipid, vitamin, khoáng chất và prebiotic. Trong số đó, vitamin D giúp hỗ trợ hấp thụ Ca và P, sự tạo xương và hệ miễn dịch ở tôm. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra vai trò của vitamin D trong việc cải thiện khả năng chống chịu độ mặn. Tuy nhiên, các ảnh hưởng của 25-OH-D3 đối với đặc tính sinh lý của L. vannamei và mức an toàn khi bổ sung vào thức ăn vẫn chưa được xác định. Do đó, nghiên cứu này tập trung vào tác động của 25-OH-D3 đối với tăng trưởng, trao đổi chất và miễn dịch của L. vannamei trong điều kiện độ mặn thấp, cũng như xác định lượng bổ sung phù hợp.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khẩu phần thí nghiệm
Một khẩu phần cơ bản đã được xây dựng, và năm khẩu phần ăn với các mức 25-OH-D3 khác nhau được sử dụng trong thí nghiệm là 0 (Đối chứng), 1000 IU/kg (25D-1), 2000 IU/kg (25D-2), 4000 IU/ kg (25D-4) và 8000 IU/kg (25D-8). Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của các thức ăn thí nghiệm được nêu trong bảng 1. Tất cả các thành phần được trộn đều và ép thành viên bằng máy ép viên đa năng, sau đó được sấy khô ở 45 °C. Hàm lượng vitamin D3 trong mỗi khẩu phần được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), trong khi hàm lượng 25-OH-D3 được xác định bằng sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC-MS).
Bảng 1. Công thức khẩu phần ăn thí nghiệm
a)Vitamin premix (mg/kg thức ăn): Inositol, 200 mg; Vitamin C acetate, 700 mg; Vitamin A, 15 mg; Vitamin B1, 10 mg; Vitamin B2, 10 mg; Vitamin B6, 10 mg; Vitamin B12, 2 mg; Vitamin E, 200 mg; Vitamin K3, 25 mg; Niacin, 50 mg; Canxi pantothenate, 20 mg; Acid folic, 2 mg; Biotin, 10 mg; Ethoxyquin, 250 mg; Cám mì, 1130 mg
b)Khoáng premix (mg/kg thức ăn): FeSO4·H2O, 15 mg; CuSO4.5 H2O, 30 mg; NaCl, 60 mg; KI, 2 mg; CoSO4.7 H2O, 100 mg; ZnSO4·H2O, 50 mg; MnSO4·H2O, 30 mg; MgSO4.7 H2O, 250 mg
c)Tại Việt Nam, sản phẩm hương mại hóa có tên Hao D và được phân phối bởi Công ty TNHH MTV Dinh dưỡng Ánh Dương Khang
2.2. Quản lý và cho ăn
Tôm được nhập từ trung tâm thí nghiệm Chu Hải của Viện nghiên cứu thủy sản Biển Đông, Viện Hàn lâm khoa học thủy sản Trung Quốc và đưa về nuôi tại cơ sở nuôi trồng thủy sản của Viện nghiên cứu thủy sản sông Châu Giang, CAFS (Quảng Châu, Trung Quốc). Sau 2 tuần, 450 con tôm (4.50 ± 0.11 g) được chia vào 15 bể với 5 nghiệm thức thức ăn, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Tôm được cho ăn khẩu phần cơ bản (nhóm Đối chứng) hoặc một trong các khẩu phần bổ sung 25-OH-D3 ba lần mỗi ngày. Điều kiện nước được duy trì ở nhiệt độ 26±2°C,độ mặn 4–5‰,và hàm lượng oxy hòa tan >8 mg/L.
2.3. Thu mẫu
Sau 8 tuần cho ăn, tôm được cho nhịn đói trong 24 giờ trước khi lấy mẫu. Các thông số tăng trưởng (tỷ lệ tăng trọng WGR, tốc độ tăng trưởng đặc trưng SGR, tỷ lệ sống SR, và hệ số chuyển đổi thức ăn FCR) được tính toán. Các mẫu gan tụy, máu, cơ, và vỏ được thu thập để phân tích thêm.
2.4. Phân tích sinh hóa
Các thông số sinh hóa khác nhau của gan tụy và máu được phân tích, bao gồm tổng khả năng chống oxy hóa (T-AOC), nồng độ malondialdehyde (MDA), tổng lượng superoxide dismutase (T-SOD), phosphatase kiềm (ALP), phosphatase acid (ACP), phenol oxidase (PO), catalase (CAT) và lysozyme (LZM).
2.5. Kiểm tra canxi và phốt pho
Nồng độ Ca và P được đo từ cơ và vỏ bằng phương pháp quang phổ phát xạ nguồn plasma cảm ứng (ICP-OES), trong khi ở máu tôm được phân tích bằng quang phổ.
2.6. Đánh giá biểu hiện gen
RNA được tách chiết từ khối gan tụy và được sử dụng để phân tích qPCR. Mức độ biểu hiện tương đối của các gen được tính theo phương pháp 2─∆∆CT, sử dụng β-actin làm nội chuẩn.
2.7. Phân tích thống kê
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 26.0. Phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA hoặc kiểm định Kruskal- Wallis được sử dụng cho phân tích thống kê, và sự khác biệt có ý nghĩa được xem xét khi giá trị P nhỏ hơn 0.05.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tốc độ tăng trưởng
Ở độ mặn thấp, sự hấp thụ chất khoáng từ thức ăn bị giảm có thể làm tăng năng lượng tiêu tốn cho việc điều hòa thẩm thấu, từ đó hạn chế sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy các thông số tăng trưởng như FBW, WGR, SGR và FCR đã có sự cải thiện đáng kể ở các nhóm được bổ sung 25-OH-D3 so với nhóm đối chứng (Bảng 2). Phân tích hồi quy tuyến tính bậc 3 xác định mức độ dinh dưỡng tối ưu của 25-OH-D3 là 2615 IU/kg thức ăn (Hình 1).
Bảng 2. Ảnh hưởng của 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên tăng trưởng của tôm
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt đáng kể (P < 0,05)
Hình 1. Ảnh hưởng của 25-OH-D3 lên WGR của tôm
Lượng 25-OH-D3 quá cao (8203 IU/kg thức ăn) đã có tác động tiêu cực đến sự phát triển, làm giảm WGR, SGR, SR và tăng FCR. Điều này có thể do các hệ thống hấp thụ và vận chuyển chung giữa các vitamin tan trong chất béo, dẫn đến sự đối kháng của vitamin D3 với các vitamin A, E và K, hoặc sự mất cân bằng canxi và phốt pho do lượng 25-OH-D3 dư thừa.
3.2. Chuyển hóa canxi và phốt pho
Nồng độ của Ca và P trong vỏ và nồng độ Ca trong cơ ở nhóm 25D-2 cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng và nhóm 25D-1. Tuy nhiên, nồng độ P trong máu và cơ, cũng như Ca trong máu, không cho thấy sự khác biệt đáng kể (Hình 2).
Hình 2. Ảnh hưởng của 25-OH-D3 lên nồng độ Ca và P của tôm
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng Ca và P. Thụ thể của vitamin D (VDR) kích thích sự biểu hiện của các protein liên kết Ca (cabp) trong ruột, từ đó thúc đẩy hấp thụ Ca và khoáng hóa xương. Tương tự, các chất đồng vận chuyển Na-phosphate (npts) điều chỉnh sự tái hấp thu P trong ống thận. Nghiên cứu này đã cho thấy sự gia tăng biểu hiện gen cabp và npts cũng như nồng độ Ca-P khi lượng 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn tăng lên (Hình 3). Điều thú vị là, không có sự khác biệt đáng kể nào trong biểu hiện của cabp, npts và nồng độ Ca-P ở L. vannamei từ mức 2138 IU 25-OH-D3/kg thức ăn trở lên.
Hình 3. Ảnh hưởng của 25-OH-D3 lên biểu hiện gen liên quan đến chuyển hóa Ca và P ở gan tụy của tôm
3.3. Khả năng chống oxy hóa và miễn dịch
Khả năng chống oxy hóa và các chỉ số miễn dịch biến động theo mức bổ sung 25-OH-D3, trong đó nhóm 2138 IU/kg cho thấy mức MDA thấp nhất và T-AOC cao nhất (Bảng 3). Hoạt động của các enzyme và mức biểu hiện gen cũng theo xu hướng tương tự, đạt đỉnh tại mức 2138 IU/kg (P < 0.05).
Bảng 3. Ảnh hưởng của 25-OH-D3 lên hoạt động của enzyme chống oxy hóa và miễn dịch ở máu và gan tụy của tôm
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt đáng kể (P < 0,05)
Nghiên cứu này chỉ ra rằng bổ sung 25-OH-D3 làm tăng đáng kể hoạt động và mức biểu hiện gen của các enzyme chống oxy hóa, với mức cao nhất ghi nhận ở 2138 IU/kg. 25-OH-D3 cũng làm giảm mức MDA, một chỉ số của tổn thương oxy hóa. Vitamin D đã được chứng minh giúp bảo vệ màng tế bào khỏi tác hại của quá trình oxy hóa do gốc tự do gây ra bằng cách ổn định cấu trúc màng tế bào và giảm tính lưu động của màng.
Hình 6. Ảnh hưởng của 25-OH-D3 lên biểu hiện gen liên quan đến chống oxy hóa và miễn dịch ở gan tụy của tôm
Các enzyme chính trong hệ miễn dịch, bao gồm PO, LZM, ALP và ACP, đều tăng đáng kể ở mức 2138 IU/kg (Hình 6). Độ mặn thấp làm suy giảm chức năng miễn dịch của tôm, nhưng bổ sung 25-OH-D3 ở mức phù hợp có thể cải thiện chức năng này, trong khi liều cao lại gây ức chế. Điều này có thể do khả năng của 25-OH-D3 trong việc kích thích sản xuất các peptide kháng khuẩn, trong khi liều cao có thể làm suy yếu đáp ứng miễn dịch chống virus.
4. KẾT LUẬN
25-OH-D3 có khả năng điều chỉnh sự chuyển hóa Ca-P của L. vannamei, đồng thời thúc đẩy sự phát triển, khả năng chống oxy hóa và miễn dịch của tôm. Phân tích cho thấy mức 25-OH-D3 tối ưu trong khẩu phần ăn là 2615 IU/kg. Đồng thời, khoảng tối ưu của 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn cho L. vannamei ở điều kiện của nghiên cứu này là từ 2138 đến 4069 IU/kg. Vì vậy, kết quả của nghiên cứu này hỗ trợ việc phát triển và ứng dụng 25-OH-D3 trong ngành tôm tại các trại nuôi ở độ mặn thấp trong tương lai.
Ánh Dương Khang
Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV DINH DƯỠNG ÁNH DƯƠNG KHANG
Địa chỉ: Số 44 đường Lê Thị Chợ, khu dân cư Lacasa, phường Phú Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0909 488 208 (Cảnh Kính Châu)
Email: gdqb231@gmail.com
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
- Nuôi tôm: Sinh kế phải gắn với kinh tế
- Công nghệ tách protein trong nuôi tôm: Giảm thiểu tác động tới môi trường
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Postbiotic: Thúc đẩy tăng trưởng nâng cao miễn dịch cho tôm
- Chức năng của Enzyme tiêu hóa trong các trang trại nuôi tôm
- Tăng tốc phát triển ngành rong biển với chuỗi liên kết giá trị cao
- Hướng dẫn phương pháp làm rỉ mật đường tại nhà
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Ảnh hưởng của 25-Hydroxyvitamin D3 trong khẩu ăn lên tăng trưởng, chuyển hóa canxi-phospho và khả năng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus Vannamei nuôi ở độ mặn thấp
- Ngành tôm miền Bắc: Tôm khó nuôi, người cạn vốn
- Chế độ ăn cho tôm đực: Thức ăn tươi và thức ăn công thức
- SSP: Chào đón các “ông lớn” ngành thức ăn chăn nuôi gia nhập
- Bangladesh: Xuất khẩu tôm gặp khó do thiếu hụt nguồn cung
- Nuôi tôm: Sinh kế phải gắn với kinh tế
- Điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương
- Virus hoại tử cơ trên tôm thẻ: Giải mã tương tác và kháng virus
- 20 năm phát triển của Khoa Thủy sản và những đóng góp cho ngành thủy sản miền Bắc
- Quy trình rơm: Chuyển đổi mô hình nuôi để giảm thiểu chi phí và rủi ro
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt