[Người Nuôi Tôm] – Để cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn, người nuôi tôm thường bổ sung đậu nành, ngũ cốc và enzyme vào công thức thức ăn. Các biện pháp này giúp tăng hệ số chuyển hóa thức ăn, từ đó giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa của tôm
Tôm là loài ăn tạp, trong tự nhiên chúng có khả năng tìm kiếm thức ăn đa dạng. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi thâm canh, tôm cần được cung cấp thức ăn công nghiệp giàu dinh dưỡng. Thức ăn chiếm tới hơn 40% chi phí sản xuất, vì vậy việc lựa chọn nguyên liệu và công thức thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Đậu nành, ngũ cốc và enzyme thường được sử dụng để chế biến thức ăn cho tôm, giúp tôm hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng và tăng trưởng nhanh chóng.
Protein thực vật là nguồn cung cấp protein giá rẻ và dồi dào cho tôm. Tuy nhiên, do chứa các chất kháng dinh dưỡng, rất khó để tôm có thể tiêu hóa hoàn toàn được các loại protein thực vật. Để khắc phục hạn chế này, người ta thường bổ sung enzyme ngoại sinh vào thức ăn, chủ yếu là protease. Các enzyme này hoạt động trong môi trường axit của đường tiêu hóa, thủy phân các liên kết peptit, giải phóng các peptide và axit amin tự do, từ đó tăng cường khả năng hấp thụ và sử dụng protein của tôm. Nhờ đó, giá trị dinh dưỡng của protein thực vật được khai thác tối đa, đáp ứng nhu cầu protein cao của tôm (chiếm khoảng 25 – 30% khẩu phần ăn).
Không chỉ protein, tinh bột – nguồn năng lượng chính từ ngũ cốc – cũng cần đến sự hỗ trợ của enzyme để tôm có thể hấp thụ tối đa. Enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường đơn giản, dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, enzyme xylanase và cellulase còn giúp tôm tận dụng được nguồn năng lượng từ hemicellulose và cellulose – những thành phần cấu trúc của tế bào thực vật. Nhờ các enzyme này, tôm có thể khai thác tối đa nguồn năng lượng từ thức ăn, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển.
Nhu cầu dinh dưỡng của tôm thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong quá trình lột xác. Quá trình này diễn ra thường xuyên hơn ở tôm con và gồm ba giai đoạn chính. Trong thời gian lột xác, tôm rất yếu và cần nhiều dinh dưỡng để phục hồi. Việc hiểu rõ chu kỳ lột xác và nhu cầu dinh dưỡng của tôm ở từng giai đoạn giúp người nuôi điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, đảm bảo tôm lột xác đồng loạt và tăng trưởng khỏe mạnh.
Dương Thắng (Theo Veterinaria Digital)
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Postbiotic: Thúc đẩy tăng trưởng nâng cao miễn dịch cho tôm
- Tăng tốc phát triển ngành rong biển với chuỗi liên kết giá trị cao
- Hướng dẫn phương pháp làm rỉ mật đường tại nhà
- Hạt giá thể vi sinh: Giải pháp mới trong quản lý chất lượng nước nuôi thủy sản
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 9/2024
- Doanh nghiệp tôm Việt: Nắm bắt thời cơ vàng tại thị trường Trung Quốc
- Thị trường tôm thế giới: Bức tranh toàn cảnh phức tạp
- Tập đoàn Yuehai Feed sẽ mua lại I&V Bio
Tin mới nhất
T6,01/11/2024
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Ứng dụng của cỏ lào trong nuôi tôm thẻ chân trắng
- Thức ăn khô thay thế artemia: Giải pháp mới cho tôm thẻ chân trắng
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
- Postbiotic: Thúc đẩy tăng trưởng nâng cao miễn dịch cho tôm
- Chức năng của Enzyme tiêu hóa trong các trang trại nuôi tôm
- Sinh vật phù du: Mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái ao nuôi tôm
- Tăng tốc phát triển ngành rong biển với chuỗi liên kết giá trị cao
- DOC công bố kết quả cuối cùng thuế CVD và AD với tôm từ Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia
- Phế phẩm đu đủ: Nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho ngành thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Hội chợ triển lãm Công nghệ ngành Thủy sản Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại miền Bắc
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt