Hiện trạng nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến nay

Theo Chi cục Thủy sản, mô hình nuôi tôm STC trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được thực hiện bắt đầu từ năm 2015, với hai hình thức thiết kế ao nuôi chính là dạng “hồ tròn” và ao “trãi bạt”.

Về diện tích, năm 2015 với diện tích nuôi là 76 ha, đến năm 2022 diện tích 4.607 ha và 6 tháng 2023 là 3.478 ha đạt 112,2% so CK năm 2022 là 3.100 ha (kế hoạch năm 2023, diện tích nuôi STC 4.700 ha).


Về năng suất, năm 2015 trung bình là 20 tấn/ha, đến năm 2022 là 17 tấn/ha và 6 tháng năm 2023 là 16 tấn/ha (năm 2023, năng suất nuôi STC dự kiến 17,66 tấn/ha).

Về sản lượng, năm 2015 là 1.570 tấn, đến năm 2022 là 77.200 tấn và 6 tháng 2023 là 23.800 tấn đạt 92,1% so CK năm 2022 là 25.800 tấn (năm 2023, kế hoạch sản lượng nuôi tôm STC dự kiến 83.000 tấn).

Năm 2015, có 01 tổ chức và 01 hộ nuôi tôm STC, đến năm 2022 có 25 tổ chức và 818 hộ nuôi, đến 6 tháng năm 2023 có 25 tổ chức và 832 hộ nuôi tôm STC. Hiện nay, có trên 14 tổ chức đạt được các chứng nhận, gồm 05 doanh nghiệp UDCNC và 09 doanh nghiệp đạt chứng nhân: ASC, GlobalGAP, BAP và Organic,…

Đến tháng 6 năm 2023 có 217/832 cơ sở nuôi tôm STC được cấp xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, chiếm 26,1% (trên địa bàn tỉnh được cấp xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực đến nay là 6.396 cơ sở). Mục tiêu đến cuối năm năm 2023 đạt 100% cá nhân nuôi tôm STC phải đăng ký xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

Một số quy trình, công nghệ áp dụng trong nuôi tôm siêu STC hiện nay như: Ứng dụng hệ thống tuần hoàn nước nuôi tôm trong nhà kín; Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thu thập dữ liệu từ các ao; Ứng dụng công nghệ Biofloc; Ứng dụng công nghệ nhà màng của Israsel và nhà thép của Lysaghd Agrished, công nghệ sử dụng nước tuần hoàn của Đức, Hoa Kỳ,…

Trong năm 2022, Ngành tôm Bạc Liêu đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc góp phần cho toàn Ngành Nông nghiệp đạt mức tăng trưởng 5% (năm 2021 tăng trưởng 3,12%), đưa tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh đạt 9,6% đứng thứ 4/13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (sau tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long) và đứng thứ 15/63 tỉnh, thành cả nước.

Bên cạnh kết quả đạt được thì nuôi tôm STC trên địa bàn tỉnh cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như:

  • Ý thức tuân thủ đúng các quy định pháp luật về BVMT, quy hoạch vùng NTTS của một số người dân còn hạn chế.
  • Giữa sản xuất với thị trường chưa thật sự gắn kết;
  • Môi trường nước phục vụ cho nuôi tôm STC đang có dấu hiệu bị suy giảm về chất lượng.
  • Các nguồn nước thải không qua xử lý xuất hiện nhiều từ hoạt động SX, KD và sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường nuôi tôm STC.
  • Hầu hết chi phí đầu vào đều tăng mạnh, giá tôm nguyên liệu sụt giảm mạnh và không ổn định ở mức cao.
  • Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển nuôi tôm STC chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển sản xuất.
  • Nguồn vốn để đầu tư mô hình nuôi tôm STC lớn, nên đa số người dân thiếu vốn đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất.

 

Để giải quyết những khó khăn, thách thức nêu trên thì cần có những giải pháp:

– Tăng cường phối hợp với Viện, Trường để triển khai, ứng dụng quy trình, công nghệ nuôi BVMT hiệu quả, phù hợp, tiết kiệm.

– Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường ở các tuyến kênh trọng điểm, tuyến kênh đầu nguồn.

– Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn, hóa chất, vật tư nuôi trồng thủy sản và BVMT.

– Thực hiện tốt công tác thông tin, dự báo về thị trường, những cảnh báo về rào cản kỹ thuật, thương mại của các nước nhập khẩu.

– Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các quy định BVMT, PCDB trong nuôi tôm STC.

– Sản xuất phải liên kết theo chuỗi giá trị.

– Xây dựng Quy trình kỹ thuật nuôi, xử lý chất thải, nước thải trong nuôi tôm STC hiệu quả, tiết kiệm.

– Tăng cường vai trò trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trong hoạt động NTTS theo Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Quyết định 23/2022/QĐ-UBND.

– Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra (và hậu kiểm) về BVMT trong hoạt nuôi tôm STC.

– Thông tin về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng theo Quyết định số 948/QĐ-UBND.

– Thực hiện QTMT định kỳ hàng năm tại vùng nuôi tôm STC. Xây dựng nhiều mô hình thí điểm BVMT hiệu quả, bền vững trong nuôi tôm STC.

– Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo thực hiện tốt việc cho vay tín dụng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Công văn 4458/NHNN-TD ngày 09/6/2023 thực hiện Thông báo 167/TB-VPCP về các giải pháp tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Hoàng Xuân

Nguồn tin: snn.baclieu.gov.vn

Tin mới nhất

T6,22/11/2024