Chi phí cao, thiếu an toàn, xúc tiến bán hàng kém thách thức ngành tôm Ecuador trong 2023

Hết trợ cấp nhiên liệu, giá thức ăn tăng, chi phí an ninh bổ sung và xúc tiến xuất khẩu kém đã đẩy chi phí sản xuất tôm của Ecuador tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.


Phòng nuôi trồng thủy sản quốc gia của Ecuador (CNA) cho biết hiệu quả hoạt động trong tương lai của ngành tôm của Ecuador đến năm 2023 là mối quan tâm lớn.

Việc chấm dứt trợ cấp nhiên liệu, tăng giá thức ăn chăn nuôi và nạn cướp bóc, hành hung và thậm chí sát hại người nuôi tôm và những người khác liên quan đến chuỗi cung ứng diễn ra liên tục cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến ngành trong 2023. Tất cả những điều này đẩy chi phí sản xuất tôm tăng 24% so với 2021, khiến tôm trở thành sản phẩm ít cạnh tranh hơn.

Theo người đứng đầu CNA, Jose Antonio Camposano, số liệu sản xuất và xuất khẩu cuối cùng cho năm 2022 không phản ánh thực tế khắc nghiệt mà ngành công nghiệp đang phải đối mặt. Ông nói: “Năm 2022 là một trong những năm khó khăn nhất mà ngành này từng phải đối mặt, với thị trường vốn đã suy thoái, đồng đô la mạnh lên, chi phí sản xuất tăng, dịch vụ công kém hiệu quả và tình trạng bất ổn trong nước đạt mức chưa từng thấy trước đây”.

Tổ chức này cho biết giá nguyên liệu thô toàn cầu đã tăng đáng kể, giá lúa mì tăng 71%, bột đậu tương tăng 45%, bột cá tăng 24% và dầu cá tăng 105% so với năm 2019, chưa kể người nuôi tôm Ecuador hiện đang phải chịu chi phí an ninh hơn 80 triệu đô la mỗi năm. Chi phí an ninh này bao gồm việc thuê nhân viên bảo vệ tư nhân, ký hợp đồng với các dịch vụ giám sát bằng video cũng như mua thêm các hệ thống theo dõi và liên lạc, hiện không thể thiếu do có nhiều vụ cướp và tấn công mà họ phải gánh chịu hàng ngày.

Theo thống kê từ ban giám đốc an ninh của cơ quan, các vụ cướp tôm đã tăng 300% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng như vụ cướp thức ăn cân bằng tăng 200% và số người bị thương tăng 250%. Trước tình hình này, ngành đã yêu cầu chính phủ thực hiện ngay lập tức một chương trình hoàn trả thuế quan, cho phép hoàn trả toàn bộ hoặc một phần thuế hải quan đã trả đối với nguyên liệu thô nhập khẩu được sử dụng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Chương trình sẽ phần nào giảm bớt các vấn đề. Người nuôi tôm cũng đang lo lắng trước sự mất giá của đồng tiền ở các nước sản xuất tôm khác, chẳng hạn như đồng euro, vốn sẽ ngang giá với đồng đô la Mỹ vào năm 2022. Hiện tượng này cũng đã được xảy ra với Trung Quốc, thị trường nhập khẩu chính tôm Ecuador.

Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực Ecuador, ra gần 290.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có kế hành động cụ thể nào để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm này.

Trong khi Ấn Độ và Việt Nam – đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Ecuador đang có nhiều lợi thế hơn Ecuador. Tiền lương thấp hơn, trợ cấp đầu vào và tiền tệ của hai quốc gia đều đang mất giá so với USD, tạo nên lợi thế tạm thời cho tôm Việt Nam và Ấn Độ trong khi Ecuador đã sớm bị “đô la hóa”.

Thùy Linh

Nguồn: vasep.com.vn

Tin mới nhất

T7,23/11/2024