Việc rải muối nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ làm tôm kém chất lượng. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là nước nuôi tôm khi thải ra môi trường sẽ phá vỡ hệ sinh thái nước ngọt ở đây. Ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài thủy sản khác.
Gần đây, tình trạng rải muối nuôi tôm thẻ chân trắng đang xảy ra nhiều tại các hộ gia đình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Tại sao người dân lại nuôi tôm bằng hình thức này và liệu rằng việc rải muối nuôi tôm có được chính quyền chấp nhận không?
Nhiều hộ gia đình ở Đồng Bằng Sông Cửu Long rải muối nuôi tôm thẻ
Nguyên nhân khiến người dân nuôi tôm nước lợ trong vùng ngọt hóa
Việc nuôi tôm thẻ nước lợ được thương lái mua gom “nhiệt tình”, do đó diện tích được dân rải muối nuôi tôm đã lên đến cả trăm hecta, điển hình là ở Đồng Tháp.
Không chỉ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, tình trạng “xé rào” nuôi tôm thẻ chân trắng còn diễn ra ở nhiều địa phương khác như huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), huyện An Biên (tỉnh Kiên Giang)…
Tôm thẻ chân trắng giá bao nhiêu mà người dân lại đổ xô nuôi đến như vậy? Ông N.V.G. – một hộ nuôi tôm ở xã Phú Thành B, huyện Tam Nông, Đồng Tháp – cho biết “Cá tra giá bấp bênh, tôm càng xanh khó có lãi. Tui thấy anh em nuôi tôm nước lợ quá trời trúng, nghe đâu 3 công tôm lãi bằng 100 công lúa nên mới chuyển qua nuôi. Thiếu muối thì đem muối tuôn xuống, thiếu kiềm, vôi… thì tìm mua rồi rải xuống”.
Ông N.V.Đ. (huyện Tam Nông) cũng chuyển đổi toàn bộ 3 ha diện tích nuôi tôm càng xanh sang nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi tôm thẻ thời gian ngắn, mau quay vòng vốn. Nếu tôm nuôi không bị trục trặc, giá cả ổn định sẽ cho lãi rất cao.
Khi được hỏi đầu ra của tôm thẻ, ông Đ. cho biết hiện nay có bao nhiêu thương lái cân hết bấy nhiêu, kể cả tôm chưa đến ngày thu hoạch mà gặp “sự cố” cũng bán được.
Thương lái chấp nhận mua số lượng lớn tôm thẻ, kể cả tôm chưa đến ngày thu hoạch mà gặp “sự cố” cũng bán được.
Tác hại của việc nuôi tôm nước lợ trong vùng nước ngọt
PGS.TS Dương Nhựt Long (trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ) cho rằng việc nuôi tôm thẻ chân trắng như cách làm ở Đồng Tháp, chất lượng tôm sẽ kém. Đặc biệt, điều đáng lo ngại là nước nuôi tôm khi thải ra môi trường sẽ phá vỡ hệ sinh thái nước ngọt ở đây.
PGS.TS Dương Nhựt Long (trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt – khoa thủy sản Trường ĐH Cần Thơ).
Cho nuôi tôm thẻ chân trắng ở Đồng Tháp là không nên. Việc đưa một vật nuôi vào vùng không đúng sinh thái của chúng rất dễ tạo dịch bệnh khiến tôm thẻ chân trắng chết hàng loạt, có thể ảnh hưởng cả vật nuôi khác. Mà tôm thẻ chân trắng vốn có mầm bệnh rất nguy hiểm, ngành thủy sản chưa hoàn toàn kiểm soát được. Nếu để dịch bệnh xảy ra, những hộ nuôi tôm càng xanh, cá… cũng có thể bị “vạ lây”.
Chính quyền cần cấm việc các hộ dân rải muối nuôi tôm thẻ chân trắng. Chưa kể một thời gian muối sẽ thấm vào đất gây mặn cho cả khu vực, đất không sử dụng được nữa, tầng nước ngầm cũng có thể bị mặn hóa. Thái Lan có lúc đã chở nước mặn từ biển vào vùng ngọt để nuôi. Bây giờ cả một khu vực rộng lớn chưa phục hồi được.
Việc rải muối nuôi tôm thẻ mang lại nhiều hậu quả xấu, bà con nông dân cần phải xem xét thật kỹ, đừng vì những lợi ích trước mắt mà đưa ra các quyết định sai lầm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về sau.
Nguồn: Mạnh Quân (Biosacotec)
- rải muối nuôi tôm li>
- tôm thẻ chân trắng li> ul>
- Skretting Việt Nam: Ký kết MoUs thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững tại ĐBSCL
- Doanh nghiệp tôm giống Bình Thuận trước thách thức di dời
- Ngành thủy sản chủ động ứng phó, thích ứng linh hoạt với mưa lũ
- Người dân Hà Tĩnh chủ động phòng dịch bệnh cho tôm sau mưa lớn
- Khi AI nuôi tôm
- Tỷ phú Cà Mau, đây là cơ ngơi đáng tiền của một nông dân nuôi tôm, nuôi cua đặc sản kiểu mới lạ
- Thời tiết “đỏng đảnh” người nuôi tôm lo lắng dịch bệnh phát sinh
- Tôm Nhơn Trạch đắt hàng dịp lễ
- Trovan: Giải pháp quản lý đàn giống tối ưu
- 10 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2025
Tin mới nhất
T3,01/07/2025
- Trung Quốc nuôi thành công thủy hải sản giữa sa mạc bằng nước biển nhân tạo
- Ngành tôm chủ động ứng phó linh hoạt với mưa lũ
- Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn
- Vi nang Probiotic: Vũ khí mới kiểm soát Vibrio trong đường ruột tôm
- Phương pháp Metagenomic: Giám sát vi sinh vật theo giời gian thực tại trại tôm
- Ao lót HDPE: Giải pháp tối ưu cho vùng khô hạn
- Kiếm tiền tỷ từ nuôi tôm, cua thuần tự nhiên
- Quảng Bình thả tôm, cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
- Đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản tập trung
- Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trước nắng nóng
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Người nuôi tôm phập phồng với “ngày nắng, đêm mưa”
- Động lực phát triển đột phá ngành thủy sản
- Công nghệ sinh học toàn diện: Giải pháp nuôi tôm thành công từ Tâm Việt
- Biện pháp kiểm soát khí độc Nitrite (NO2) trong mô hình nuôi tôm TLSS-547
- Ngành chức năng và nông dân Quảng Nam cùng gỡ khó cho nuôi tôm nước lợ
- Thời tiết bất lợi gây thiệt hại hơn 27 triệu con tôm sú, tôm thẻ nuôi
- [Tuyển dụng] – Công ty TNHH Seven Hills Trading tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn trong năm 2025
- Nhiều diện tích tôm nuôi của Nghệ An bị bệnh đốm trắng
- Nuôi tôm càng xanh VietGAP: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Thời tiết bất lợi, người nuôi tôm treo đùng
- An toàn sinh học: Giải pháp then chốt cho bài toán dịch bệnh thủy sản
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân