[Tạp chí Người Nuôi Tôm] – Pond Clean là sản phẩm công nghệ sinh học cao cấp của Công ty AmBio Việt Nam, có khả năng xử lý hiệu quả hiện tượng nhớt bạt, cải thiện tích cực môi trường nuôi. Với hiệu quả vượt trội, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối không kháng sinh, không hormone, không hóa chất tẩy rửa, không chất cấm…Hiện nay, nhiều bà con nuôi tôm tin tưởng lựa chọn và sử dụng Pond Clean cho ao nuôi tôm lót bạt của gia đình.
Không còn nỗi lo nhớt bạt, ô nhiễm nguồn nước nuôi tôm
Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm công nghiệp bằng ao lót bạt được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, mô hình này còn được xem như giải pháp “cứu cánh” cho cả ngành tôm khi các phương pháp nuôi tôm truyền thống còn bộc lộ nhiều hạn chế.
So với nuôi tôm ao đất, nuôi tôm ao bạt có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian, chi phí xử lý ao nuôi; nuôi tôm với mật độ cao, sản lượng lớn; ao lót bạt được thiết kế với hệ thống xi-phông gom chất thải vào giữa ao để đưa ra ngoài, dễ dàng kiểm soát đáy ao, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc; với ao lót bạt cách ly hoàn toàn nước trong ao với nước bên ngoài, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và sinh vật có hại tới tôm, chất lượng nước được duy trì ổn định; khả năng giữ nước của ao lót bạt rất tốt, giúp người nuôi giảm chi phí trong khâu cung cấp nước cho ao tôm từ quản lý được nguồn nước, kiểm soát được các chỉ tiêu trong ao nuôi như pH, độ kiềm, oxy hòa tan, độ mặn để có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố môi trường…
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì mô hình nuôi tôm ao bạt hiện nay cũng bộc lộ ra một số nhược điểm khi quy hoạch chưa đồng bộ, kỹ thuật nuôi còn mới. Quan trọng nhất là chi phí ban đầu cho các ao nuôi là khá cao. Khi sử dụng ao lót bạt, cần đến một số lượng lao động nhất định và thiết bị thủ công đáng kể để vệ sinh chuẩn bị ao trước thả cũng như trong suốt quá trình nuôi.Việc gây màu nước hay tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong ao trước khi thả tôm cũng khó khăn hơn nhiều… Đặc biệt là hiện tượng nhớt bạt – hiện tượng phổ biến, thường xuyên xảy ra ở các ao nuôi tôm lót bạt hiện nay.
Bạt sử dụng lót đáy ao nuôi tôm là vật liệu nhựa HDPE (Polyethylene mật độ cao) hoặc Poly Vinyl Chloride (PVC) với độ dày 0.75 mm. Do lót đáy ao thời gian dài, trong môi trường nuôi nhiều tạp chất từ đó khó tránh khỏi rong nhớt, tảo ký sinh bám trên bề mặt,….Một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng này đó là bờ bạt, đáy ao nuôi thường cặn đục, hạn chế tầm nhìn sâu; nước đổi màu, giảm độ trong; khi dùng tay xoa lên bề mặt bạt thì có cảm giác nhầy, nhớt.
Tình trạng nhớt bạt tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả xấu với ao nuôi tôm. Rong nhớt, tảo xuất hiện làm thay môi trường; độ pH và độ kiềm không ổn định, nhiều vi khuẩn và tạp chất bất lợi sinh ra trong nguồn nước nuôi cản trở hoạt động di chuyển, bắt mồi của tôm; nồng độ oxy hoà tan trong nước bị giảm từ đó làm biến động các yếu tố thuỷ lý hoá của ao nuôi, tôm dễ mắc nhiều bệnh như vàng mang, đen mang, đốm thân, phân trắng…Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giai đoạn sinh trưởng và phát triển về sau của tôm giống.
Trước những hệ luỵ tiêu cực mà hiện trạng nhớt bạt gây ra, đòi hỏi người nuôi tôm cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết hiện tượng để phát hiện sớm, có những biện pháp xử lý, can thiệp kịp thời, ổn định lại môi trường ao nuôi tôm.
Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm lót bạt thường xử lý nhớt bạt theo cách thủ công là sử dụng lao động chà bạt, biện pháp này có thể xử lý nhớt bạt một cách tạm thời nhưng tình trạng tái nhớt bạt xảy ra liên tục; ngoài ra việc lội xuống ao chà bạt cũng không đảm bảo vệ sinh ao nuôi, có thể xảy ra thủng bạt nếu không cẩn thận…Điều này cũng gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nếu không xử lý đúng cách, tăng chi phí xử lý ao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm ngược vào ao nuôi.
Nhằm giúp bà con nuôi tôm xử lý triệt để tình trạng nhớt bạt, không hao tốn nhiều tâm tư cũng như chi phí bỏ ra, Công ty Cổ phần Sản xuất công nghệ mới Việt Nam Ambio giới thiệu giải pháp ứng dụng Pond Clean – Sản phẩm chuyên đặc trị nhớt bạt, rêu, tảo; cải thiện hệ sinh thái môi trường nuôi.
Pond Clean là sản phẩm ứng dụng và kế thừa những chủng vi sinh được nhập từ quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển bậc nhất thế giới như Nhật Bản; kết hợp công nghệ Nano tân tiến của Isarel đảm bảo tính an toàn, độ tin cậy tuyệt đối, xử lý triệt để nhớt bạt và cải thiện tích cực môi trường nuôi.
Thành phần của Pond Clean bao gồm 2 chủng vi sinh chính là Saccharomyces cerevisiae và Aspergillus sp; Aspergillus sp là vi sinh vật hoàn toàn hiếu khí, không có khả năng di động, không thể tự tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 mà phải sử dụng trực tiếp các chất hữu cơ có sẵn trong môi trường để phát triển và đảm bảo hoạt động bình thường. Nguồn dinh dưỡng của Saccharomyces cerevisiae là sử dụng đường glucose, galactose, saccharose như nguồn cacbon và các muối amon như nguồn nito. Chính nhờ các đặc điểm dinh dưỡng này mà Aspergillus sp và Saccharomyces cerevisiae có thể được sử dụng như một nhân tố có lợi trong xử lý môi trường ao nuôi thủy sản. Việc sử dụng đa dạng các chủng vi sinh trong sản phẩm giúp làm đa dạng khả năng xử lý chất thải trong môi trường nuôi. Các chủng vi sinh cạnh tranh trực tiếp môi trường sống với các vi khuẩn gây bệnh, ức chế sự phát triển của các mầm bệnh. Ngoài ra đây cũng là 2 gốc nấm có lợi cho sức khoẻ tôm nuôi, sản sinh enzyme hỗ trợ tích cực cho quá trình tiêu hoá, chuyển hoá hấp thụ dinh dưỡng. Kết hợp cùng các enzyme Amylase, Protease… giúp phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, lơ lửng trong ao, làm sạch nước ao nuôi và ngăn ngừa nguy cơ hình thành khí độc. Thành phần CuSO4 giúp hỗ trợ cắt những rong, tảo xấu trong nước; Sản phẩm hoàn toàn không chứa thành phần kháng sinh, hormone hay phụ phẩm hoá học làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm.
Khi hoà tan với nước, Pond Clean hoạt động năng động trong phạm vi toàn ao; phân huỷ triệt để các chất hữu cơ dư thừa, phá vỡ cấu trúc tảo, ngăn chặn tình trạng kết tảo; hạn chế sự phát triển của rong nhớt; giảm cặn đáy; làm sạch bạt lót nền; lấy lại màu nước trong; ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại; tạo hệ vi sinh có lợi cho ao nuôi; cải thiện hiệu quả toàn bộ môi trường nuôi tôm.
Hiện nay, sản phẩm Pond Clean đã được kiểm nghiệm thực tế và tin dùng bởi nhiều bà con nuôi tôm theo mô hình ao nuôi lót bạt khắp các tỉnh thành nuôi tôm từ Quảng Ninh đến Cà Mau.
Từ đánh giá cao của các chuyên gia, những phản hồi tích cực từ phía thị trường và người nuôi tôm, Ambio Việt Nam kỳ vọng Pond Clean sẽ là sản phẩm luôn đồng hành cùng bà con nông dân nuôi tôm Việt Nam.
Sử dụng Pond Clean đúng cách để đạt hiệu quả tối đa.
Liều lượng sử dụng:
- Với ao nuôi ≤ 120 con/ m2: Dùng 500 gram cho 1000m3.
- Với ao nuôi > 120 con/ m2: Dùng 1000 gram cho 1000m3.
- Tuỳ thuộc vào tình trạng từng ao, khi ao nuôi bị nhớt, tảo nhiều, tôm có hiện tượng mé nổi đầu… thì dùng liều gấp đôi và sử dụng liên tục trong 3 ngày.
Hướng dẫn sử dụng:
Pha bột Pond Clean với nước theo tỷ lệ 500 gram sản phẩm với 10 lít nước tạo thành dung dịch, tạt khắp ao nuôi. Bạn nên sử dụng vào thời gian buổi sáng sớm kết hợp mở mạnh quạt nước trong suốt thời gian dùng, mục đích khuếch tán đều sản phẩm toàn ao nuôi.
Pond Clean sẽ là sản phẩm đồng hành cùng bà con nông dân nuôi tôm trong suốt vụ nuôi, với tần suất sử dụng 3 ngày/ lần.
Quy cách đóng gói: Sản phẩm được đóng gói trong bao PE trắng sạch, dẻo bền, ép kín mép sau đó bọc bằng túi zipper bạc, bảo quản sản phẩm tốt nhất, tránh ẩm ướt và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Quy cách khối lượng: Đa dạng từ 500g, 1kg, 2kg, 3kg, 4kg và 10kg, thuận tiện cho bà con nông dân nuôi tôm mỗi lần sử dụng dễ dàng lấy được liều lượng tiêu chuẩn, tương ứng với diện tích ao nuôi gia đình.
Lương Thảo
>>>Xem thêm: Cách quản lý Hydrogen Sulfide (H2S) trong ao nuôi tôm
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Công Nghệ Mới Việt Nam AmBio
Địa chỉ: Tầng 5, khu văn phòng, Tòa A, Tòa nhà Imperia Garden, số 203.Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0365.222.939 – 0243.222.2939 – 090.220.7336
Website: www.ambio.vn
- Tổng quan giá tôm nguyên liệu thế giới
- Xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 4,5 tỷ USD
- Skretting Việt Nam và Agriterra: Nâng cao năng lực hợp tác xã nuôi tôm
- Cà Mau: Đổi mới để nuôi tôm hiệu quả
- Nuôi tôm trong bể xi măng: Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản
- Ngành tôm Ecuador 2025: Thách thức bủa vây
- Xuất khẩu tôm Quý I: Tín hiệu khởi sắc
- Cơ cấu giá thành nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam
- TPD: Vụ tôm mới, nỗi lo cũ
- Đón đọc Tạp chí Người Nuôi Tôm số tháng 3/2025
Tin mới nhất
T4,02/04/2025
- Tổng quan giá tôm nguyên liệu thế giới
- Xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu 4,5 tỷ USD
- Skretting Việt Nam và Agriterra: Nâng cao năng lực hợp tác xã nuôi tôm
- Cà Mau: Đổi mới để nuôi tôm hiệu quả
- Phương pháp lên men cám gạo: Tăng dinh dưỡng, cải thiện nước ao nuôi tôm
- Cám gạo lên men: Thức ăn giàu protein cho tôm sú
- Taurine: Hỗ trợ giảm thời gian chờ sinh sản của tôm mẹ
- Thực khuẩn thể: Bước tiến mới trong phòng trị bệnh vi khuẩn cho tôm
- Công cụ di động chẩn đoán virus đốm trắng trong 24 giờ
- VHVP-2: Đặc điểm gen trong Vibrio gây bệnh TPD
- Sản lượng tôm toàn cầu ước đạt 6 triệu tấn vào năm 2025
- Cà Mau giữ vững vị thế xuất khẩu tôm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Nuôi tôm nước lợ công nghệ cao, nông dân Bến Tre thu về hơn 6.300 tỷ đồng
- Quý 3/2024: Ngành tôm đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản
- Đồng Nai: Ứng dụng công nghệ cao phát triển nghề nuôi tôm
- Kết nối cung cầu tôm giống Ninh Thuận tại Cà Mau
- Giá tôm giảm sâu, người nuôi điêu đứng
- “Phòng các bệnh trên tôm nuôi và các giải pháp giảm chi phí sản xuất tôm”
- Giá trị xuất khẩu thủy sản khởi sắc những tháng đầu năm
- Tăng cường kiểm soát thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu
- Đề xuất thành lập “nhóm đặc nhiệm” về thương mại nông sản Việt Nam – Singapore
- Hà Nội thúc đẩy phát triển nguồn lợi thủy sản
- Sản lượng thủy sản tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái
- Phú Yên: Số lồng nuôi thủy sản vượt quy hoạch 3,8 lần
- ICAFIS và bước chân đầu tiên trên hành trình xây dựng bể chứa carbon ngành thuỷ sản
- Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Xác nhận thực tế về giải pháp thức ăn mới có lợi cho việc giảm thiểu EHP ở Đông Nam Á
- Huyền Rơm: Bông hồng trẻ đam mê nghiên cứu vi sinh thủy sản
- Kết quả sản xuất tôm nước lợ năm 2024 tại các địa phương
- Grobest: Nâng tầm tôm Việt với di sản 50 năm phát triển bền vững
- 10 vụ tôm liên tiếp thành công cùng mô hình nuôi tôm công nghệ cao của Grobest
- Bộ sản phẩm Miễn dịch của Grobest: Đỉnh cao phòng chống bệnh ở tôm, tôm khỏe mạnh mọi giai đoạn
- Grobest giải mã nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa bệnh phân trắng trên tôm
- Tổng Giám đốc Tập đoàn HaiD Việt Nam: Chiến lược chinh phục thị trường Việt
- Gói tín dụng 15.000 tỷ đồng: Trợ lực giúp doanh nghiệp vượt khó
- Sri Lanka: Ra mắt gói bảo hiểm rủi ro cho các trang trại tôm đầu tiên tại châu Á
- Sử dụng sóng siêu âm để tính sinh khối ao nuôi tôm
- Máy sưởi ngâm: Cách mạng hóa nghề nuôi tôm ở Việt Nam
- Waterco: Giải pháp thiết bị hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống