Qua trao đổi ông Đặng Hữu Bình – Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Việc hồ nuôi tôm của Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt xả thải chưa qua xử lý ra môi trường là vi phạm nghiêm trọng công tác bảo vệ môi trường. Sau khi nhận được phản ánh của Tạp chí Môi trường & Cuộc sống, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng chỉ đạo Sở TN-MT phối hợp Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Hà Tĩnh, cùng các ngành liên quan xuống hiện trường để lập biên bản, lấy mẫu phân tích, làm rõ sự việc”.

Phía cuối ống xả thải thẳng ra biển
Theo báo cáo từ Sở TM&MT, hồ nuôi tôm của Công ty CP Tiến Đạt có tổng 24/26 hồ nuôi, trong đó có 8 hồ lớn với diện tích 3000m2 và 16 hồ có diện tích 1200m2. 24 hồ này đều nuôi loại tôm thẻ chân trắng, hiện tại được 60 ngày tuổi, lượng nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường hơn 1.000m3. Khi tiến hành kiểm tra, lượng nước thải này có màu đen, nổi váng có lẫn xác tôm chết và bốc mùi hôi thối. Nguyên nhân ban đầu được cho là do sự cố vỡ hồ lắng xử lý nước thải.
Ông Bình cho biết thêm: “Với quy trình nuôi tôm và xử lý nước thải, phía Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt đã xây dựng 2 hồ xử lý nước với diện tích 4000m2. Theo quy định, hồ xử lý phải đảm bảo 10% diện tích nuôi thả nhưng với tổng diện tích nuôi tôm ở đây gần 10ha thì hồ xử lý nước thải này rất khó đảm bảo khâu xử lý môi trường”.

Nước thải đen ngòm, váng nổi lềnh phềnh chảy ra môi trường
Khi phóng viên đặt câu hỏi là vì sao việc xây dựng hồ xử lý nước thải không đạt chuẩn theo quy định nhưng phía Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt vẫn được cấp phép hoạt động để gây ra hậu quả này, ông Đặng Hữu Bình, Phó chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN – MT Hà Tĩnh cho biết: “Để xảy ra sự cố này, trách nhiệm đầu tiên là của doanh nghiệp, sau đó là UBND huyện Lộc Hà vì đây là đơn vị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án này”.
“Về phương án khắc phục sự cố, chúng tôi đã yêu cầu phía chủ hồ tôm khẩn trương lấp bờ bao bị vỡ, lót bạt và bơm hồi lưu khối lượng nước thải tràn ra môi trường, đồng thời rà soát lại lượng nước phát sinh, quy trình xử lý nước thải, gửi về Sở TM&MT trước ngày 7/6 nhưng đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được. Còn về nguyên tắc, để xử lý sai phạm của công ty này như thế nào thì phải chờ kết quả mẫu phân tích mới có phương án xử lý cuối cùng. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm, có biện pháp mạnh nếu đơn vị này vi phạm”, vị Phó Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN-MT nói .

Nước thải chưa qua xử lý chảy thẳng ra biển
Chiều ngày 18/6, PV tiếp tục liên hệ với ông Bình. Trao đổi với PV, ông Bình cho biết: “Hiện đã có kết quả các mẫu phân tích, đến ngày 20/6 chúng tôi sẽ có cuộc làm việc liên ngành cùng với Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt về những nội dung liên quan. Hiện tôi chưa thể cung cấp thông tin cụ thể về kết quả mẫu phân tích cũng như quyết định xử phạt. Sau cuộc làm việc ngày 20/4 tới đây, được sự cho phép của lãnh đạo, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin”.
Về vấn đề này, khi trả lời phỏng vấn của PV, ông Phan Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà cho biết: “Sau khi xảy ra sự cố, UBND huyện Lộc Hà đã yêu cầu phía Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt đình chỉ hoạt động, xuất bán hết số lượng tôm trong hồ mặc dầu chưa đến ngày thu hoạch (60 ngày nuôi) với tổng hơn 60 tấn. Sau khi phía Công ty đánh giá hoàn thiện lại quy trình nuôi và xả thải theo đúng kế hoạch bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục cho thả giống”.

UBND huyện Lộc Hà yêu cầu Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt đình chỉ hoạt động, xuất bán hết số lượng tôm trong hồ dù chưa đến ngày thu hoạch
Như đã đưa tin, những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6/2018 hàng chục hộ dân tại thôn Hồng Thịnh (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) rất bức xúc khi phải sống trong cảnh môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng vì các hồ nuôi tôm của Công ty CP xây dựng Tiến Đạt xả thải ra môi trường không thông qua bất cứ hệ thống xử lý nào. Điều đáng nói Công ty này năm 2017 cũng đã vi phạm Luật môi trường khi xả nước thải chưa qua xử lý và bị xử phạt 70 triệu đồng.
Ngọc Trâm
Nguồn: Báo Môi trường
- Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt li>
- Hà Tĩnh li>
- nuôi tôm li>
- ô nhiễm môi trường li> ul>
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Hạ tầng nuôi thủy sản không đáp ứng yêu cầu
- Bạc Liêu: Nông dân lao đao vì tôm rớt giá
- Giải pháp nào cho nuôi tôm hùm bền vững
- Cocktail Bacteriophage: Hứa hẹn chống lại sự bùng phát của vi khuẩn Vibrio trong các trang trại nuôi tôm
- Hội thảo kết nối thông tin cung cầu thị trường thủy sản bền vững
- Bột mì có thể thay thế mật rỉ đường trong biofloc?
- Làm sạch ao nuôi bằng enzyme
- Xử lý môi trường ao nuôi sau mưa bão: 7 việc cần phải làm
- Làm giàu từ nuôi tôm thâm canh công nghệ cao 3 giai đoạn
Tin mới nhất
CN,29/01/2023
- Tôm tăng giá trở lại từ mùng 4 Tết
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
- Độ mặn trong ao nuôi tôm thẻ: Ảnh hưởng và Biện pháp hạn chế
- Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022
- Thành công với mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa 1 vụ
- Quản lý tốt thức ăn trong nuôi tôm thẻ chân trắng một cách có hiệu quả
- 5 mẹo để giảm chi phí cho trang trại nuôi trồng thủy sản
- Xuất khẩu tôm 2022: Lập kỷ lục 4,3 tỷ USD
- Cỗ Tết không đủ đầy nếu thiếu món cá kho riềng
- Tạp chí Người Nuôi Tôm chúc mừng năm mới 2023
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Hiệu quả kinh tế bất ngờ khi “Nuôi tôm càng xanh toàn đực 2 giai đoạn”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công
- Vai trò của khoáng với sự phát triển của tôm