[Người nuôi tôm] – Hiện đang là thời điểm chuẩn bị xuống giống vụ tôm Xuân – Hè của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Tuy nhiên, người nuôi tôm vẫn rất băn khoăn về chất lượng tôm giống.
“PHẢI CHỜ XEM….”
Vừa có chuyến du lịch kết hợp với tham quan mô hình nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long về. Anh Oanh, chủ một farm nuôi tôm lớn với hơn chục ao nuôi ở Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết: Hiện farm đang bắt đầu lấy nước và xử lý, dự kiến đầu tháng 3 Âm lịch (qua thanh minh) sẽ thả nhưng vẫn chưa biết lấy nguồn giống ở công ty nào mặc dù đã có nhiều công ty tôm giống đến chào hàng.
Giải thích về lý do “chần chừ”, anh Oanh cho biết: Chất lượng tôm giống qua các vụ nuôi giảm dần, nếu thời tiết thuận lợi thì phát triển tốt nhưng thời tiết thay đổi thì tôm gặp vấn đề ngay. Ở miền Bắc, thời tiết không được thuận lợi như các nơi khác nên việc lựa chọn con giống phải hết sức cẩn thận.
Cũng giống như anh Oanh, anh Phong (farm nuôi tôm ở TP Hạ Long, Quảng Ninh) phải nhờ một đại lý lớn có uy tín ở tận Hoằng Hóa (Thanh Hóa) lấy tôm giống hộ thì mới thấy yên tâm về chất lượng.
“Phải chờ xem anh em làm cùng thả sớm xem chất lượng tôm giống các công ty như thế nào mới quyết định lựa chọn tôm giống để thả”, anh Oanh cho biết thêm”
Theo tìm hiểu, hiện giá tôm giống tại thị trường miền Bắc, Bắc Trung Bộ dao động từ 1.000.000 – 1.400.000 đồng/ vạn; khuyến mại từ 20-30% tùy công ty, hỗ trợ tôm giống trong một số trường hợp. Thị trường tôm giống khá phong phú với các công ty tôm giống từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và cả những công ty sản xuất tôm giống ngay tại địa phương như Nghệ An, Hà Tĩnh. Chính vì thế chất lượng tôm giống cũng có sự khác nhau.
Chất lượng tôm giống luôn là nỗi lo đối với người nuôi tôm
Không chỉ người nuôi tôm lo lắng về chất lượng tôm giống mà các cơ quan quản lý tại các địa phương cũng tăng cường công tác quản lý để đảm bảo ổn định chất lượng tôm giống. Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết, trong vụ nuôi 2019, toàn tỉnh có hơn 443ha diện tích nuôi tôm nước lợ, trong đó có hơn 131ha nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT), số còn lại nuôi tôm sú. Số lượng con giống cần có để thả nuôi khoảng hơn 247 triệu con.
Hiện, Bình Định có 18 cơ sở, doanh nghiệp chuyên sản xuất giống tôm nước lợ, tổng sản lượng tôm giống các cơ sở trên sản xuất được trong năm 2018 ước đạt hơn 6.200 triệu con; trong đó có hơn 6.000 triệu con giống TTCT và 150 triệu con giống tôm sú. Kể như nguồn tôm giống được chủ động, người nuôi tôm ở Bình Định không cần phải mua giống từ tỉnh ngoài về như những năm trước đây
Để đảm bảo chất lượng tôm giống, ngay từ đầu vụ ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, các địa phương tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống. Chúng tôi tổ chức kiểm tra tại cơ sở SX, quy trình xả thải tôm bố mẹ. Sở NN&PTNT cũng đã ban hành lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2019. Khuyến cáo người nuôi tôm tuân thủ nghiêm cẩn lịch thời vụ, đối tượng nuôi, mật độ nuôi nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh”, ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết thêm.
DOANH NGHIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ DỊCH VỤ
Vừa xuống giống hơn 20 vạn tôm giống của Công ty Tôm giống Châu Phi (Ninh Thuận), anh Sơn ở TP Uông Bí (Quảng Ninh) chia sẻ: So với tôm giống của các công ty thả cùng đợt thì tôm giống Châu Phi dù lần đầu mới ra thị trường này nhưng tôm giống rất đều, mẫu đóng đủ, không bị xẹp túi, nhiệt độ lạnh ổn định nên tôm ra đến nơi rất khỏe.
Hơn nữa, công ty có giấy kiểm dịch, hóa đơn rõ ràng nên người nuôi rất yên tâm nếu không may sảy ra sự cố thì sẽ được hỗ trợ, anh Sơn cho biết thêm.
Về phía các công ty, do thị trường tôm giống cạnh tranh rất mạnh nên các công ty luôn có nhiều chính sách hỗ trợ cho người nuôi và đại lý. Ông Bùi Quốc Huy, Giám đốc Kinh doanh Công ty Tôm giống Châu Phi cho biết: Để đảm bảo chất lượng tôm giống tốt nhất đến tay người nuôi tôm, ngoài việc công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng tôm giống, chúng tôi còn lựa chọn các chuyến bay có khung giờ tốt nhất để thả tôm cho người nuôi vào thời điểm thích hợp nhất trong ngày.
Bên cạnh việc chú trọng phát triển thị trường mới thì các công ty tôm giống còn tổ chức tri ân khách hàng để duy trì những khách hàng cũ. Ông Cao Văn Mùi (đại lý tôm giống T.H ở Nam Định,) cho biết, hằng năm công ty tôm giống tổ chức gặp mặt khách hàng đầu năm. Đây là dịp để công ty tri ân, cảm ơn khách hàng, đồng thời giới thiệu tôm giống cho vụ nuôi mới.
Nhiều công ty tôm giống liên kết với đại lý để xây dựng trại dèo tại các vùng nuôi để đưa tôm giống nhanh nhất và thuần nhất đến với người nuôi. Có công ty còn xây dựng hệ thống nuôi tôm công nghệ cao để vừa nuôi tôm, vừa làm mô hình giới thiệu tôm giống của công ty đến với khách hàng.
Mới đây, Công ty Tôm giống Thông Thuận đã hoàn thành công trình nuôi tôm công nghệ cao tại Quảng Ninh, đây là mô hình chuyển giao công nghệ nuôi tôm cũng là để quảng bá thương hiệu tôm giống của công ty.
Không chỉ các công ty sản xuất tôm giống, đầu năm là thời điểm các nhà cung cấp tôm bố mẹ cũng liên tục tổ chức các hội thảo kỹ thuật mà khách mời là các doanh nghiệp sản xuất tôm giống. Thông qua các hội thảo, các nhà cung cấp tôm bố mẹ giới thiệu những nguồn tôm bố mẹ có chất lượng tốt nhất đến khách hàng tại Việt Nam. Shrimp Improvement Systems Việt Nam (SIS), Kona Bay Marine Resources (KBMR), Moana,…được biết đến là những nhà cung cấp tôm bố mẹ lớn tại thị trường Việt Nam.
- Giá tôm tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm
- Đề xuất Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm ký nghị định thư về xuất khẩu thủy sản
- Vùng nuôi tôm nước lợ đối diện vụ mùa khó khăn
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 9-6-2023
- Chuyện gì đang xảy ra với con tôm Việt Nam?
- Thế nào là nuôi tôm bền vững?
- Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái “giám định miệng” để ép người nuôi
- Giải cứu con tôm
- Nghiên cứu tiết lộ cơ chế đằng sau khả năng chịu nhiệt ở tôm he
- Phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam – Đài Loan
Tin mới nhất
T6,09/06/2023
- Giá tôm tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm
- Đề xuất Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm ký nghị định thư về xuất khẩu thủy sản
- Vùng nuôi tôm nước lợ đối diện vụ mùa khó khăn
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 9-6-2023
- Chuyện gì đang xảy ra với con tôm Việt Nam?
- Thế nào là nuôi tôm bền vững?
- Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái “giám định miệng” để ép người nuôi
- Giải cứu con tôm
- Nghiên cứu tiết lộ cơ chế đằng sau khả năng chịu nhiệt ở tôm he
- Phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam – Đài Loan
- Giá tôm tại Bà Rịa – Vũng Tàu giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm
- Đề xuất Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm ký nghị định thư về xuất khẩu thủy sản
- Vùng nuôi tôm nước lợ đối diện vụ mùa khó khăn
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 9-6-2023
- Chuyện gì đang xảy ra với con tôm Việt Nam?
- Thế nào là nuôi tôm bền vững?
- Tôm nguyên liệu giảm giá, thương lái “giám định miệng” để ép người nuôi
- Giải cứu con tôm
- Phiên kết nối cung cầu công nghệ Việt Nam – Đài Loan
- Tăng sản lượng nuôi hàu và tôm thẻ chân trắng công nghệ cao
- Đơn hàng giảm sút, doanh nghiệp thủy sản cơ cấu lại thị trường xuất khẩu
- Hải sâm cát – “Nhân sâm của biển”: Đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng
- Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản
- IFFO: Sản lượng bột cá nội địa Trung Quốc sụt giảm
- Thông cáo báo chí: Hội chợ triển lãm công nghệ ngành thủy sản Việt Nam 2023 – Fistech 2023
- Thái Đô (Thái Bình): Phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản
Các ấn phẩm đã xuất bản
- USSEC: Hướng tới kỷ nguyên nuôi biển bền vững tiến xa bờ
- BTC FISTECH và Chi Cục Thủy sản Quảng Ninh: Họp bàn kế hoạch phối hợp tổ chức FISTECH 2023
- Diện tích và sản lượng tôm nước lợ năm 2022
- Ngành thuỷ sản miền Bắc – miền Trung: “Sân chơi” đầy sức hút
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng