Nguyên nhân bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng thường là do ao bị ô nhiễm, nước trong ao lâu ngày không được làm sạch, trong ao có nhiều tạp chất hữu cơ, tảo tàn, thức ăn dư thừa,..
Bệnh ở tôm thẻ chân trắng rất nhiều và đa dạng, điều này gây khó khăn cho các hộ gia đình muốn lập nghiệp bằng nghề nuôi tôm thẻ này. Một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay là bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng. Đen mang là căn bệnh thường thấy khiến nhiều hộ nuôi tôm lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì và khi tôm mắc bệnh đen mang bà con cần phải làm gì để điều trị cũng như phòng ngừa để nó không tái phát trở lại?
Bệnh đen mang thường gặp ở tôm thẻ chân trắng
Các triệu chứng của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng
– Mang tôm có màu đen hoặc màu nâu. Khi bị nhiễm nặng các bộ phận, chân và đuôi cũng bị đen.
– Tôm thường bị nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc bơi dạt vào bờ.
– Tôm bị bệnh mang đen thường giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác.
– Ngoài ra không chỉ phát hiện bệnh trên tôm, bà con cũng cần chú ý đến nước ao nuôi. Khi tôm trong ao bị bệnh thì đáy ao cũng yếu khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. Đặc biệt bệnh đen mang ở tôm thường xuất hiện trong ao nuôi có mật độ con giống cao, sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng
+ Nguyên nhân của bệnh đen mang tôm trên tôm thẻ thường là do ao bị ô nhiễm, nước trong ao không được làm sạch lâu ngày.
+ Trong ao có nhiều các tạp chất, chất hữu cơ, tảo tàn và thức ăn thừa. Đáy ao có nhiều bùn bã hữu cơ, hàm lượng nitrat và các khí độc amoniac cao.
+ Mang và vỏ tôm bị đóng rong làm cho các chất hữu cơ dễ bám vào và làm mang tôm chuyển màu.
+ Do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt), muối của chúng kết tụ trên mang tôm làm chuyển màu đen.
Nguyên nhân gây ra bệnh đen mang ở tôm là do môi trường ao nuôi ô nhiễm
Cách trị bệnh đen mang hiệu quả cho tôm thẻ chân trắng
– Khi phát hiện tôm bị đen mang cần phải giảm ngay lượng thức ăn dư thừa trong ao, nếu có điều kiện thuận lợi thì nên thay nước ao, lưu ý cần có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi.
– Tiếp theo bà con có thể sử dụng sản phẩm đặc trị đen mang trên tôm ACTION100 , hòa với nước sạch, tạt đều ao vào lúc 8-10 giờ sáng ( nên sử dụng vào lúc trời nắng); mở quạt nước mạnh giúp sạch mang tôm nhanh chóng.
– Sau 2 ngày điều trị bằng ACTION100 bà con sử dụng vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất hữu cơ dư thừa tích tụ đáy ao và làm sạch nước ao nuôi, ngăn bệnh tái phát cho tôm.
– Nếu phát hiện có khí độc NH3, NO2 thì có thể sử dụng AQUA-YUCCA (nước) để hấp thụ khí độc, làm sạch môi trường nước.
Khi phát hiện tôm bị đen mang bà con cần phải giảm ngay lượng thức ăn dư thừa trong ao
Cách phòng bệnh đen mang trên tôm thẻ
Để phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng, bà con nên tìm hiểu các thông tin dưới đây:
– Bệnh đóng rong thường xuất hiện trong giai đoạn tôm lớn từ 2 tháng trở lên. Để phòng bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng hiệu quả cần phải đảm bảo các yếu:
+ Quản lý khẩu phần ăn của tôm sao cho không quá dư thừa, nên trộn thêm Vitamin C vào thức ăn tôm thẻ chân trắng giúp tôm đề kháng tốt.
+ Thường xuyên theo dõi mật độ tảo, màu nước trong ao nuôi tôm để kịp thời xử lý. Đảm bảo màu nước, độ pH trong ao ở mức ổn định.
+ Nên chọn con giống chất lượng cao, kết hợp áp dụng nuôi tôm theo công nghệ sinh học để đảm bảo tôm khỏe mang lại vụ mùa thắng lợi.
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa khi tôm mắc bệnh đen mang. Hy vọng bài viết này giúp bà con nông dân biết thêm nhiều thông tin hỗ trợ cho việc nuôi tôm thẻ được thuận lợi và hiệu quả hơn.
- bệnh đen mang trên tôm li>
- tôm thẻ chân trắng li> ul>
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
Tin mới nhất
T7,04/02/2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
- Chú trọng yếu tố môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- Ngành hàng tôm trước thách thức mới
- Ngành tôm Bangladesh sụt giảm vì suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cập nhật giá tôm ngày 3-2-2023
- Phấn đấu sản lượng tôm hùm thương phẩm đạt 2.100 tấn
- Cà Mau nỗ lực bảo vệ môi trường trong nuôi tôm công nghiệp
- Sóc Trăng chuẩn bị tốt nhất cho vụ tôm nước lợ năm 2023
- Thêm 23 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc
- VASEP: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 1 giảm 31%, dự báo chưa thể phục hồi ngay
- Tổng sản lượng thủy sản tháng 1-2023 ước đạt 592,1 nghìn tấn
- Cập nhật giá tôm thẻ ngày 31-1-2023
- Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản
- Cà Mau: Tập trung mũi nhọn cho xuất khẩu tôm
- Sống khỏe nhờ nuôi tôm – cua kết hợp
- Hậu Giang: Trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy thức ăn thủy sản công suất 126.000 tấn/năm
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- San chuyển tôm thẻ chân trắng và những vấn đề thường gặp
- Kỹ thuật nuôi tôm an toàn không hóa chất
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng
- Bảo vệ gan tụy: Bí quyết của sự thành công