Việc áp dụng mô hình nuôi tôm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) ngay từ những công đoạn nuôi sẽ góp phần nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm sạch hướng tới quy mô xuất khẩu.
Quảng Ninh được coi là vựa tôm của cả nước
Nỗi ám ảnh về an toàn thực phẩm
Chị Hà Kiều Trang ở Khu 4 tổ 3 phường Hồng Hà, TP Hạ Long làm công việc nội trợ. Giống như nhiều người phụ nữ khác, chị rất chăm chút cho bữa cơm hàng ngày của gia đình. Mặc dù, sống ở vùng biển Quảng Ninh, song rất ít khi chị ra chợ trong khu vực để mua hải sản tươi sống, thay vào đó chị lựa chọn các siêu thị, cửa hàng bán đồ hải sản chế biến sẵn.
Chị Trang cho biết, sử dụng tôm có nguồn gốc từ siêu thị sẽ yên tâm hơn, đảm bảo ATTP cho cả gia đình.
Tuy nhiên, sau khi biết được ở Quảng Ninh có quy trình nuôi tôm sạch, chị đã tìm hiểu rất kỹ và bắt đầu lựa chọn sản phẩm địa phương tại các chợ lớn. Chị Trang cho biết thêm, cũng chỉ vì quá sợ những hình ảnh trên phương tiện đài, báo, chứng kiến hoạt cảnh tôm bơm hóa chất, tẩm thuốc kích thích và bày bán tại các chợ khiến chị cũng như nhiều người rất e ngại.
“Nhưng qua tìm hiểu tôi đã biết đến quy trình nuôi tôm đảm bảo ATTP nên hoàn toàn yên tâm. Đến nay, tôi đã có kiến thức trong việc lựa chọn tôm sạch”, chị Trang nói.
Còn chị Phạm Bích Hà, tiểu thương tại chợ Hạ Long 1, chuyên bán các sản phẩm tôm thì khẳng định: Tôi bán tôm cả chục năm nay, ngày nào cũng nhập tôm tươi sống từ các địa phương lân cận như Móng Cái, Quảng Yên. Quá trình vận chuyển đảm bảo tôm còn sống nguyên, đem đến chợ thả vào thùng xốp lớn rồi sục o-xy, tôm vẫn bơi như bình thường. Nếu có bơm tạp chất chỉ đối với tôm đã chết, chứ tôm các hộ bán ở đây chỉ như mang từ ao đầm thả vào bể, quy trình hoàn toàn tự nhiên.
Tôm nuôi đảm bảo ATTP được bày bán tại các chợ Hạ Long
Được biết, từ năm 2018, ngành nông nghiệp Quảng Ninh phát triển dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, đảm bảo ATTP” với mục tiêu là áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) vào mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, nhằm khắc phục nhược điểm của quá trình quản lý, hạn chế bệnh dịch, giảm chi phí và đảm bảo môi trường nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, chế biến và XK.
>>> Giá tôm thẻ và tôm sú đá tại Tây Nam Bộ ngày 2/12
Nuôi tôm sạch
Sau 2 năm thực hiện, mô hình đã thể hiện được ưu điểm vượt trội so với hình thức nuôi truyền thống. Mô hình không những đạt được về giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa lâu dài trong nghề phát triển nuôi tôm. Toàn bộ quy trình được kiểm soát chặt chẽ.
Anh Nguyễn Văn Thông, phường Minh Thành (TX Quảng Yên) cho biết, anh mới áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh đảm bảo ATTP do Sở NN-PTNT Quảng Ninh chuyển giao được nửa năm nay.
Trong diện tích nuôi gần 5.000m2, do không có nhiều vốn đầu tư, anh đã áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh và thả giống tôm sú trong vùng hạ triều.
Mặc dù cùng với mật độ thả con giống tương tự như kỹ thuật nuôi thâm canh phổ thông, tức là 15 con giống/m2, song sau 3 tháng mô hình cho hiệu quả rất cao. Tổng sản lượng thu đạt 1,68 tấn/ha, cỡ tôm đạt 36 con/kg, sau khi trừ các chi phí cho lãi 140 triệu đồng/ha.
“Đây là cách nuôi thiên về kỹ thuật. Điểm mấu chốt là rất hạn chế việc sử dụng hóa chất, chủ yếu sử dụng khoáng, vi sinh ổn định môi trường”, anh Thông nói.
Tương tự, tại vùng nuôi phường Tân An (TX Quảng Yên), các hộ tham gia mô hình cũng thu được kết quả khả quan. Ông Vũ Văn Dũ, chủ cơ sở nuôi tôm tại đây cho biết, với diện tích 1ha nuôi vùng cao triều, ông thu hơn 2,4 tấn, lợi nhuận hơn 180 triệu đồng. Tôm lớn, khỏe, đồng đều, kích cỡ 35 con/kg.
Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ninh, hầu hết các mô hình nuôi tôm ATTP triển khai trên địa bàn tỉnh đều đạt hiệu quả. Mô hình thành công trên cả 3 phương diện: năng suất cao, hệ số thức ăn FCR thấp, bảo đảm ATTP. Đây cũng là cách giúp nông dân nhìn nhận về nuôi tôm an toàn sinh học, tránh lạm dụng hóa chất, kháng sinh, đáp ứng nhu cầu ATTP ngày càng cao.
“Chính từ những bước đệm này, người dân hoàn toàn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của đảm bảo ATTP đối với thị trường. Khi đã làm đầy đủ, chúng ta sẽ đi dần lên quy mô và tiếp theo là sẵn sàng đáp ứng đối với các thị trường khó tính XK”, ông Công nói.
Anh Thắng
Nguồn tin: Báo Nông Nghiệp
Hướng tới sản phẩm sạch, công nghệ nuôi quảng canh hiện đang là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên do chưa được quan tâm đầu tư dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả sản xuất chưa đồng đều.
Ghi nhận tại Quảng Ninh, mặc dù các hộ dân có diện tích lớn nhưng không tương xứng với sản lượng và giá trị. Vậy nên, địa phương này lựa chọn mô hình nuôi bán thâm canh đảm bảo ATTP áp dụng cho cả 2 loài, gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng ngành Thủy sản
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Biến vỏ tôm thành “vũ khí” bảo vệ môi trường
Tin mới nhất
T7,01/04/2023
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng ngành Thủy sản
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản
- Tôm lúa bền vững ở mô hình nuôi, nhưng rối đầu ra
- Sinh viên sáng tạo công nghệ lọc nước sạch cho ao nuôi tôm
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Nuôi tôm ở rốn nước ngọt Đồng Tháp Mười
- Cập nhật giá tôm ngày 31-3-2023
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Cắt cuống mắt tôm: Tác động tiêu cực tới sức khỏe và phúc lợi động vật
- Tìm động lực tăng trưởng mới cho thủy sản
- Giải pháp thay thế tiềm năng cho kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Lưu ý khi sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản
- Hiệu quả từ mô hình lúa – tôm và nuôi lươn không bùn
- Doanh nghiệp thuỷ sản, chăn nuôi kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
- Xuất khẩu tôm sang các thị trường đồng loạt giảm hai con số
- Nuôi thủy sản ở rừng ngập mặn hướng đến kết hợp với du lịch trải nghiệm
- Tiềm năng hợp tác phát triển ngành thủy sản giữa Việt Nam-Ấn Độ
Các ấn phẩm đã xuất bản
- Long Thăng: Triển khai chương trình “Tôm to xế xịn 2023”
- Hiệu quả vượt trội với mô hình nuôi cá điêu hồng Thăng Long
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Nuôi cá “Sông trong Ao”: Công nghệ bền vững, năng suất cao, sản phẩm sạch
- Mô hình nuôi tôm TLSS: Giải pháp nuôi tôm hiệu quả của Công ty TNHH Quốc tế Long Thăng
- Hướng dẫn phòng, chống bệnh do vi bào tử trùng (EHP)
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Cập nhật giá tôm thẻ kiểm kháng sinh ngày 23-11-2022
- Infographic: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022
- “Thủ phủ” tôm giống tìm hướng phát triển
- GROSHIELD: “Trợ thủ đắc lực” giúp tôm đề kháng vững vàng hàng ngày, sẵn sàng về đích
- Năm mới, nỗi lo cũ: “Làm sao để tăng cường đề kháng cho tôm?”
- Vi sinh: Giải pháp mục tiêu toàn diện
- Grobest Việt Nam: Tiên phong ra mắt sản phẩm thức ăn chức năng hàng ngày Groshield, nâng cao tối đa sức đề kháng, hướng đến những vụ tôm về đích thành công trong năm tới
- Solagron Vietnam: Nhà sản xuất vi tảo công nghiệp đầu tiên mang dấu ấn Việt Nam
- Giải pháp giảm phát thải trong nuôi trồng thủy sản từ bột cá thủy phân
- Solagron Việt Nam: Ra mắt sản phẩm vi tảo ngôi sao Thalas*Algae dành cho tôm giống
- Xử lý triệt để nấm và vi khuẩn có hại trong ao tôm giống và tôm thịt
- Từ lo lắng đến an tâm nuôi tôm về đích trước bệnh đốm trắng nhờ giải pháp phòng trị mới từ Grobest Việt Nam
- Vi sinh ức chế – phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh phân trắng có yếu tố vi bào tử trùng